Grab triển khai dịch vụ GrabFood tại Thanh Hoá, Vinh và Pleiku
![]() |
GrabFood hiện đã có mặt tại 18 tỉnh thành
Đối tác tài xế GrabBike và đối tác nhà hàng tại 3 thành phố kể trên còn có cơ hội gia tăng thu nhập với các đơn hàng GrabFood.
Với việc triển khai này, GrabFood hiện đã có mặt tại 18 tỉnh thành, trở thành nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới rộng nhất Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
![]() |
GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam |
Riêng trong năm 2019, GrabFood đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc cũng như giới thiệu nhiều sáng kiến mới đến người dùng Việt Nam.
GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam. Theo báo cáo của Kantar công bố vào tháng 8/2019, 87% người dùng lựa chọn GrabFood là nền tảng giao thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất.
Số lượng đơn hàng giao nhận thức ăn của GrabFood tăng trưởng gần 1800% lần.
Trong nửa đầu năm 2019, GrabFood, nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lý trung bình hàng ngày lên đến 300.000 đơn hàng.
Grab cũng là đơn vị tiên phong đưa mô hình “căn bếp trung tâm" (cloud kitchen) vào hoạt động tại Việt Nam với tên gọi GrabKitchen, được đặt tại quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh (TP HCM).
![]() |
Riêng trong năm 2019, GrabFood đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc |
“Giảm nhựa sống xanh" với mặc định “Không lấy dụng cụ thức ăn bằng nhựa" cho tất cả đơn hàng GrabFood từ các quán ưa thích và các giải pháp thiết thực khác như thử nghiệm túi giấy tái chế, thay thế hộp xốp/hộp nhựa bằng hộp bã mía thân thiện môi trường… đã được triển khai và đón nhận sự ủng hộ tích cực từ phía người dùng cũng như đối tác nhà hàng.
Ông Jerry Lim, Tổng Giám đốc Grab Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi rất phấn khích với việc trở thành nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới hoạt động rộng nhất Việt Nam ngay trong ngày đầu tiên của năm 2020. Triển khai dịch vụ GrabFood tại Thanh Hóa, Vinh, Nghệ An không chỉ giúp người dùng tại các thành phố này tiếp cận các dịch vụ sẵn có trên hệ sinh thái Grab, mà còn mang đến cơ hội gia tăng thu nhập cho các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng tại đây, gián tiếp phát triển nền kinh tế số của các địa phương này”.
Bên cạnh GrabFood, năm 2019 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ khác trên hệ sinh thái Grab, ví dụ: tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca trên ứng dụng Grab tăng 131%, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 121%. GrabExpress là một trong những nền tảng giao nhận hàng hóa tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, với mức tăng trưởng vượt bậc lên đến 97%.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

Sau cơn “địa chấn” Thành phố Hồ Chí Minh, DAFC Private Sale “đổ bộ” Hà Nội

BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT

PV GAS lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025 của Forbes Việt Nam

PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện
