Tag

Hà Nội đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

Giáo dục 08/11/2024 22:55
aa
TTTĐ - "Trường học hạnh phúc” là khái niệm quen thuộc trong những năm gần đây. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng ngôi trường hạnh phúc được ngành giáo dục hết sức chú trọng.
Cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho học sinh vùng cao Hà Nội phát động thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Xây dựng môi trường học tập hạnh phúc

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học, cô Bùi Bích Phương - giáo viên trường THCS Gia Quất (quận Long Biên, Hà Nội) đã áp dụng sáng kiến khơi gợi khả năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh bao gồm: Xây dựng môi trường học tập hạnh phúc; thiết kế các sản phẩm học tập sáng tạo, thông qua đó lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em.

Cô Bùi Bích Phương - giáo viên trường THCS Gia Quất (quận Long Biên, Hà Nội) đã áp dụng sáng kiến khơi gợi khả năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh
Cô Bùi Bích Phương - giáo viên trường THCS Gia Quất (quận Long Biên, Hà Nội) đã áp dụng sáng kiến khơi gợi khả năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh

Trước tiên, đối với lớp chủ nhiệm, năm học nào cô cũng say sưa trang trí lớp học để chuẩn bị đón học sinh theo những chủ đề khác nhau, bởi theo cô "trẻ em luôn bị thu hút bởi những màu sắc, hình ảnh trực quan, sinh động". Không những thế, mỗi buổi sáng, cô đều đến trường từ sớm, đứng chờ ở cửa lớp để chào đón từng em học sinh với niềm hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt.

Đôi lúc, cô lại cặm cụi, miệt mài ngồi viết thư tay cho học sinh, chúc mừng từng thành công nhỏ của các em, động viên các em cố gắng bởi cô thấy học sinh "thích được nhận thư viết tay của cô giáo". Cô xây dựng đội ngũ cán bộ lớp theo hình thức tuyển dụng, trả lương theo tháng và áp dụng các hình thức khen thưởng đa dạng đối với học sinh.

Bên cạnh đó, cô còn liên tục đổi mới các hoạt động dạy học, đưa học sinh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bằng cách sử dụng biện pháp "hóa thân thành nhân vật" trong các tiết học, ứng dụng hiệu quả các phần mềm tiên tiến trong giảng dạy, tạo không khí hào hứng, giúp các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, vừa lồng ghép những kiến thức xã hội, liên môn, mở rộng vốn hiểu biết.

Cô Nguyễn Thị Bích Thành, giáo viên trường THCS Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn chú trọng trong việc xây dựng tiết học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc bởi cô luôn xác định đó chính là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

Theo cô Thành, điểm khác biệt của dự án là mục tiêu xây dựng lớp học thực sự hạnh phúc dưới góc nhìn của các em học sinh chứ không phải theo cách hiểu của người giáo viên, để các em thấy các em chính là chủ thể có thể kiến tạo nên hạnh phúc, luôn cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chính điều đó đã thôi thúc cô lập kế hoạch và triển khai dự án xây dựng lớp học hạnh phúc.

Cô Nguyễn Thị Bích Thành, giáo viên Trường THCS Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) và học sinh trong một giờ học
Cô Nguyễn Thị Bích Thành, giáo viên Trường THCS Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) và học sinh trong một giờ học

Từ đầu năm học, cô đã tổ chức trao đổi và chia sẻ với cả lớp những suy nghĩ, ý kiến về việc xây dựng lớp học hạnh phúc; đồng thời tiếp cận, trò chuyện tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh về điều mà các em mong muốn có được trong lớp học của mình. Kết quả thu được đã giúp cô xây dựng các biện pháp phù hợp để hướng dẫn các em kiến tạo một lớp học hạnh phúc.

Trong quá trình triển khai dự án, cô đã tích cực áp dụng các biện pháp như xây dựng môi trường học tích cực với bảng quy tắc lớp học hạnh phúc; đào tạo học sinh về quản lý cảm xúc, giải quyết xung đột và kỹ năng giao tiếp, tổ chức thêm cho học sinh các hoạt động vui chơi, giải trí ngay tại lớp học, giáo dục các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi...

Những kết quả tích cực mà cô thu được sau khi thực hiện dự án đó là lớp học vui, hạnh phúc, đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Học trò tin tưởng, kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy cô; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, cha mẹ và bạn bè. Thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh, phụ huynh cũng tin tưởng và yên tâm vào giáo viên và nhà trường.

Cảm nhận sự yêu thương

Từ khái niệm trường học hạnh phúc của UNESCO, Việt Nam đã có nhiều giải pháp sáng tạo để xây dựng trường học hạnh phúc. Ở các trường tập trung xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì đều giảm rõ rệt tình trạng bạo lực học đường.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, nhấn mạnh: Trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức, mà còn là môi trường hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn cho thế hệ trẻ. Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh được tôn trọng, lắng nghe và cảm nhận được sự yêu thương từ thầy cô, bạn bè.

Các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc
Các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc

Để xây dựng một trường học hạnh phúc, cần tạo ra môi trường an toàn, thân thiện và tích cực. Điều này bao gồm việc giảm thiểu áp lực học tập, khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, cũng như phát triển kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao sự kết nối giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh.

Nhằm xây dựng môi trường giáo dục Thủ đô an toàn, thân thiện, hạnh phúc; khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các nhà trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành, triển khai kế hoạch và Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

15 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc được bám sát theo các nội dung trọng tâm của UNESCO, đó là: Học sinh là trung tâm; khuyến khích sự phát triển toàn diện; tạo môi trường an toàn và thân thiện; xây dựng mối quan hệ tích cực; khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển kỹ năng sống.

Hiện nay, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc bằng nhiều mô hình, nhiều giải pháp sáng tạo. Đó là các phong trào xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; đổi mới phương pháp dạy học; bồi dưỡng phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên; tạo nhiều sân chơi đổi mới, sáng tạo cho học sinh.

Để xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, các giáo viên, học sinh mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ chặt chẽ giữa trường học và gia đình. Sự hợp tác giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh sẽ tạo nên liên kết bền chặt cùng hỗ trợ phát triển môi trường hạnh phúc.

Đọc thêm

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Chiều 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Giải Nhất của Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh phổ thông Hà Nội lần thứ 2 đã xướng tên 2 ban nhạc xuất sắc: BG70 của Trường THPT Việt Đức và TOS Band - THCS & THPT Olympia.
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục Giáo dục

Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 848/QĐ-TTg ngày 28/4/2025 chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục.
Ngành Giáo dục Hà Nội tri ân nhà giáo tham gia chiến trường Giáo dục

Ngành Giáo dục Hà Nội tri ân nhà giáo tham gia chiến trường

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 28/4, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức gặp mặt 105 nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xem thêm