Tag

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Giáo dục 22/05/2025 17:42
aa
TTTĐ - Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, TP Hà Nội dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo. Tổng số tiền miễn, giảm học phí hiện nay là khoảng 800 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo phương án mới, dự kiến TP Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng. TP sẽ nghiên cứu triển khai sớm nội dung này.
Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà MTTQ TP Hà Nội tặng quà học sinh khó khăn tại tỉnh Nghệ An Hà Nội tăng cường quản lý di tích lịch sử, văn hóa

Chiều 22/5, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 9, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí
Quang cảnh phiên thảo luận tổ chiều 22/5 (Ảnh Khánh Duy)

Chính sách nhân văn, bước tiến trong giáo dục

Đa số các đại biểu đồng tình và nhất trí cao với các nội dung cơ bản trong dự thảo Nghị quyết về Miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; nhận định đây là một chính sách thể hiện tính nhân văn, sự ưu việt của chế độ, bảo đảm tính thực thi thống nhất trong chính sách, công bằng trong tiếp cận giáo dục; đồng thời khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, tăng cường xã hội hóa giáo dục.

ĐBHQ Nguyễn Thị Lan cho rằng, Nghị quyết này được ban hành không chỉ có ý nghĩa về giáo dục mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện chiến lược dân số quốc gia.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tỷ lệ sinh thấp ở nhiều đô thị lớn và bước vào giai đoạn già hóa dân số thì việc miễn, hỗ trợ học phí sẽ giúp các gia đình yên tâm sinh và nuôi con; từ đó góp phần thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý, phát triển bền vững đất nước.

Góp ý về một số nội dung cụ thể, nữ đại biểu chỉ rõ, thực tế hiện nay tồn tại một số loại hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, trường năng khiếu, trường thực hành thực nghiệm, tư thục. Trong khi đó, dự thảo Nghị quyết chưa thể hiện rõ quy định đối với những loại hình này, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ và chi tiết hóa nội dung này.

Đại biểu cũng đồng thuận với việc bố trí từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, chính phủ cần tính toán cấp bù để đảm bảo nguồn cho các địa phương này, tránh trường hợp chính sách tốt nhưng không đủ nguồn lực thực hiện, dẫn đến chậm trễ hoặc không đồng đều trong triển khai.

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí
ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu thảo luận tổ (Ảnh Khánh Duy)

Theo ĐBHQ Bùi Hoài Sơn, với việc mở rộng đối tượng được thụ hưởng sang cả học sinh các cơ sở tư thục, dân lập, chính sách không chỉ xóa bỏ rào cản tài chính cho người học mà còn bảo đảm sự công bằng giữa trường công và trường tư; giữa khu vực đô thị và nông thôn; giữa học sinh chính quy và học viên bổ túc, chính quy.

Đại biểu đoàn TP Hà Nội đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần song hành chính sách miễn học phí với cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục.

"Không chỉ miễn phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn, thầy cô yên tâm giảng dạy và nội dung chương trình phù hợp với năng lực học sinh", ông Sơn nhấn mạnh, đồng thời cho rằng cần rà soát việc phân bổ ngân sách theo vùng, tránh tình trạng cào bằng gây áp lực quá tải lên ngân sách cấp tỉnh, cấp xã, phường.

Hà Nội dành nguồn lực rất lớn cho giáo dục

Đối với phần kinh phí thực hiện, theo Tờ trình của Chính phủ, tổng chi phí ngân sách cần bổ sung là khoảng 8.200 tỷ đồng mỗi năm, trong đó Hà Nội - với quy mô dân số lớn, mật độ trường học cao - chắc chắn là địa phương chịu áp lực lớn về ngân sách. Tuy nhiên, theo đại biểu, đây là khoản đầu tư đúng, trúng và đáng; Hà Nội với vai trò là Thủ đô, cần đi đầu trong việc tổ chức triển khai thí điểm hiệu quả chính sách này.

"TP có thể chủ động xây dựng các mô hình quản lý học phí minh bạch, số hóa hồ sơ chi trả cũng như tăng cường xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực ngoài ngân sách để hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Việc này không chỉ góp phần hiện thực hóa chủ trương lớn, mà còn tạo hình mẫu cho các tỉnh thành khác học tập", đại biểu Hoài Sơn gợi ý.

Phát biểu tại buổi thảo luận, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, TP Hà Nội rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, từ chi phí, ngân sách cho đến việc thực hiện các nội dung liên quan. TP cũng dành rất nhiều nguồn lực cho cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí
Phó trưởng ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu thảo luận (Ảnh Đỗ Trung)

“Nhiệm kỳ vừa qua, Hà Nội dành là 49.200 tỷ đồng, nhiệm kỳ hiện tại là 41 nghìn tỷ đồng cho việc thực hiện các hạng mục nâng cấp hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, di tích lịch sử.

Nếu tính cả các quận, huyện thì tổng cộng TP đã dành khoảng gần 100 nghìn tỷ đồng .Bên cạnh đó, Hà Nội cũng thực hiện chính sách miễn giảm học phí, đặc biệt trong COVID-19 TP đã dành hơn 1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ học phí cho các đối tượng người nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn”- Phó trưởng ĐBQH TP Hà Nội cho biết.

Cũng theo Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, HĐND TP Hà Nội đã ban hành các nội dung liên quan đến miễn, giảm học phí. Theo báo cáo, tổng số tiền miễn, giảm học phí hiện nay là khoảng 800 tỷ đồng.

Nếu thực hiện theo phương án mới tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự kiến TP Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó sẽ phải bù thêm khoảng 1.000 tỷ đồng nữa. TP Hà Nội sẽ nghiên cứu triển khai sớm nội dung này. Ngoài ra, Hà Nội cũng xác định rõ trách nhiệm, chủ động, bài bản trong quá trình chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tổng Bí thư về tiếp tục nghiên cứu chính sách bữa ăn cho học sinh. Hiện nay, UBND TP đang nghiên cứu để báo cáo Thành ủy, HĐND.

Khẳng định chính sách miễn học phí cho học sinh là chủ trương rất nhân văn, rất có ý nghĩa, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, lãnh đạo TP rất quan tâm đầu tư cho giáo dục. TP rất trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương này; có sự chuẩn bị bài bản.

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí
ĐBQH Nguyễn Anh Trí thảo luận tại tổ

Thêm các chính sách nhằm hỗ trợ cho đối tượng trẻ mầm non là con người lao động tự do

Quan tâm đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, đây là chính sách đúng đắn, nhân văn và cần thiết.

"Thế hệ này là thế hệ xây dựng đất nước trong tương lai, với xu thế dân số già hóa thì tập trung nuôi dưỡng các cháu để có thế hệ khỏe mạnh, văn minh, trí tuệ là cần thiết", đại biểu Anh Trí nêu.

Cùng với các đối tượng được nêu tại dự thảo Nghị quyết, đại biểu Anh Trí đề nghị bổ sung hỗ trợ thêm con của lao động tự do như: Phụ hồ, bán hàng rong, nhặt rác, giúp việc... Số này có những gia đình rất khó khăn, thu nhập thấp, bấp bênh, họ không biết nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì vậy khi thực hiện cần phân công cụ thể cán bộ tận tuỵ, chính quyền địa phương vào cuộc và làm tốt công tác truyền thông tốt.

Đại biểu đoàn TP Hà Nội cũng đề nghị Nghị quyết cần chú trọng tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, ưu tiên vùng sâu, xa, biên giới hải đảo. Đồng thời, có lộ trình phân bổ nguồn lực theo từng năm, theo lộ trình chứ không nên phân chia đồng đều; nêu rõ những nội dung hạng mục xã hội hóa để hỗ trợ trẻ được đến trường; có lộ trình chi tiết trong thực hiện, đặc biệt là kế hoạch giải ngân.

Đọc thêm

Chất vấn việc dạy thêm: Còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn Giáo dục

Chất vấn việc dạy thêm: Còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

TTTĐ - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 20/6, nhiều ý kiến đại biểu tiếp tục quan tâm tới vấn đề dạy thêm, học thêm.
ĐBQH mong sớm chấm dứt “kỳ thi kinh hoàng” vào THPT Giáo dục

ĐBQH mong sớm chấm dứt “kỳ thi kinh hoàng” vào THPT

TTTĐ - "Bao nhiêu năm nay phụ huynh mong con học hết cấp 3 nên phải lấy nền tảng THPT để phân luồng. Tôi cũng mong muốn chấm dứt "kỳ thi kinh hoàng" của hàng triệu học sinh và phụ huynh mỗi dịp hè, đó là kỳ thi vào THPT".
Người lớn không đánh nhau thì sẽ không còn bạo lực học đường Giáo dục

Người lớn không đánh nhau thì sẽ không còn bạo lực học đường

TTTĐ - Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội: Khi nào thì trong trường học không còn bạo lực học đường? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đó là ngày người lớn không đánh nhau nữa, ngày đấy trẻ con sẽ chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy...
Phát huy vai trò của sách và truyền thông trong công tác bình đẳng giới Giáo dục

Phát huy vai trò của sách và truyền thông trong công tác bình đẳng giới

TTTĐ - Vừa qua, Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng, Hội LHPN huyện Kế Sách và trường Phổ thông DTNT THCS huyện Kế Sách tổ chức “Mô hình truyền thông giới thiệu sách dự án 8”.
Lo ngại các kỳ thi đánh giá năng lực tạo áp lực, tốn kém Giáo dục

Lo ngại các kỳ thi đánh giá năng lực tạo áp lực, tốn kém

TTTĐ - Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 20/6, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự lo ngại về các kỳ thi đánh giá năng lực của một số trường đại học sẽ tạo thêm áp lực thi cử và sự tốn kém cho thí sinh...
Báo chí đồng hành với sự phát triển của giáo dục Thủ đô Giáo dục

Báo chí đồng hành với sự phát triển của giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội. Đó là áp lực nhưng đồng thời cũng là động lực để ngành Giáo dục đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới.
Hải Dương: Kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hải Dương: Kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng yêu cầu cán bộ các điểm thi chủ động, khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề “nóng” lĩnh vực giáo dục Giáo dục

Đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề “nóng” lĩnh vực giáo dục

TTTĐ - Chiều 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm lĩnh vực giáo dục, các đại biểu Quốc hội đã quan tâm tới nhiều vấn đề nóng hiện nay như thực trạng phát triển giáo dục đại học, dạy thêm, học thêm...
Mách thí sinh "mẹo" giành điểm cao môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Mách thí sinh "mẹo" giành điểm cao môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Thầy Nguyễn Trung Nguyên - Giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai lưu ý thí sinh ôn tập để chinh phục bài thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT với nhiều điểm mới.
Thi tốt nghiệp môn Sử: Kỹ năng làm bài là chìa khóa thành công Giáo dục

Thi tốt nghiệp môn Sử: Kỹ năng làm bài là chìa khóa thành công

TTTĐ - TS Dương Thị Huyền - Giáo viên Lịch sử, Hệ thống Giáo dục Hocmai khuyên học sinh không cần học thuộc cả trăm trang sách mà cần nắm chắc mạch kiến thức cốt lõi, biết tư duy theo logic lịch sử và rèn luyện kỹ năng làm bài một cách bài bản.
Xem thêm