Tag

Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà

Người Hà Nội 20/05/2025 15:27
aa
TTTĐ - "Là người Thủ đô vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới, chúng tôi lúc ấy dù còn rất trẻ nhưng ý thức cao việc nêu cao, lan tỏa, giữ gìn, phát triển văn hóa người Hà Nội ở Lâm Hà nói riêng và Lâm Đồng nói chung", cô Nguyễn Thị Thanh Hà chia sẻ về những ngày tháng "tuổi xuân phơi phới" khi là thành viên của đoàn thanh niên tiền trạm Thủ đô.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Hà Nội - Lâm Đồng phát huy truyền thống gắn bó, phát triển bản sắc văn hóa

Mang sức trẻ tới cao nguyên đất đỏ

Cách đây 49 năm, tiếp nối ngọn lửa truyền thống của phong trào “Ba sẵn sàng”, theo gương các thanh niên tình nguyện Thủ đô, cô gái Nguyễn Thị Thanh Hà năm đó vừa trong 18 tuổi đã không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, xung phong vào Lâm Đồng làm nhiệm vụ xây dựng vùng kinh tế mới…

"Lúc ấy vô tư lắm, tuổi trẻ mà. Đất nước vừa giải phóng được một thời gian, lứa thanh niên chúng tôi đều hăng hái, quyết tâm, tràn đầy khí thế, mong muốn đóng góp sức trẻ của mình vào việc kiến thiết đất nước", cô Hà nhớ lại.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hà xem lại những bức ảnh chụp đoàn thanh niên tiền trạm Thủ đô đi xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà xem lại những bức ảnh chụp đoàn thanh niên tiền trạm Thủ đô đi xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng

Dù vậy, sống trong hoàn cảnh còn nhiều tàn dư của chiến tranh, cũng có nhiều ý kiến trở ngại, đặc biệt là gia đình. Bố mẹ, anh chị em của cô Hà đều lo lắng. Bởi lẽ lúc bấy giờ họ còn quá trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Họ cũng chưa từng phải đi xa khỏi lũy tre làng trong khi nơi đến cách quê hương gần 2.000 cây số, thời bấy giờ giao thông và liên lạc thì khó khăn.

Hiểu được sự yêu thương, quan tâm của gia đình dành cho mình, cô gái Thanh Hà và các bạn đồng trang lứa đều thuyết phục cha mẹ, phổ biến cho họ hiểu về ý nghĩa của phong trào, tin tưởng vào chủ trương của thành phố Hà Nội và đất nước. Với khát vọng thanh niên, với trái tim nồng hậu và bầu máu nóng của lý tưởng, những thanh niên của Hà Nội lúc bấy giờ kết thành đoàn mạnh mẽ, tung cánh, sải bước ra với đất nước rộng lớn.

Những cựu thanh niên tiền trạm Thủ đô
Những cựu thanh niên tiền trạm Thủ đô trong Hội nghị lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và đoàn công tác huyện Lâm Hà

Cô Thanh Hà kể rằng, Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng, đại ngàn lúc bấy giờ còn rất hoang sơ, hiểm trở. Lực lượng Fulro vẫn còn ẩn nấp, đe dọa trỗi dậy. Lực lượng thanh niên vào với Tây Nguyên lúc bấy giờ mang trên vai mình rất nhiều sứ mệnh. Điều đó khiến họ trào dâng niềm tự hào nhưng cũng đầy thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức.

"Trong vòng 3 năm, một mặt, các tổ đội tham gia lao động sản xuất hăng say, một mặt thì bảo vệ cho dân làng và cho chính bản thân mình cùng các bạn. Ở vùng khai hoang, vỡ hóa đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm", chúng tôi làm đường, vỡ đất để tạo thành mặt bằng nhằm trồng cây, dựng lán, tạo dựng cuộc sống và kinh tế mới cho nơi đây", cô Thanh Hà cho biết.

Trồng cây thì phải là những giống cây thực nghiệm theo đề án của ngành Nông nghiệp được các nhà khoa học nghiên cứu và thí điểm. Bây giờ thì chúng ta đã biết những cây hợp với thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu của Tây Nguyên như dâu tằm, cỏ bò sữa và đặc biệt là ngô... nhưng hồi ấy các thế hệ thanh niên đi xây dựng kinh tế mới phải trồng và thử nghiệm rất nhiều loại để sàng lọc, tổng kết và rút ra kinh nghiệm.

Tạo nên "phiên bản hoàn hảo" của Thủ đô

Trong các trại chăn nuôi, trồng trọt thực nghiệm, các chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi phơi phới, làm việc hăng say hết mình, không ngại khó, không ngại khổ. Ban ngày lao động, ban đêm canh gác hoặc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tập thể, mọi người đều đoàn kết, bảo ban nhau và cùng nhau trưởng thành.

Những lời ca, tiếng hát không chỉ biểu thị tinh thần của thanh niên mà còn chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, đồng thời mang theo những nét văn hóa của Hà Nội tới nơi này.

Lúc bấy giờ, cô Hà và các đồng đội ở riêng theo các chi đoàn, được chia theo 8 tổ đội với 4 khu phố mang tên các quận nội thành của Hà Nội là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm để gợi nhớ về Thủ đô yêu dấu.

Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà tới đại diện lực lượng tiền trạm xây dựng vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng
Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà tới đại diện lực lượng tiền trạm xây dựng vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng

Trong số hơn 3.000 thanh niên thì huyện Đông Anh đã có khoảng 1.000 người. Cách xa quê nhà gần 2000 cây số, những người con của Hà Nội luôn yêu thương, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Họ chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, động viên nhau giữ cốt cách, văn hóa của người Thủ đô.

Những người con của Hà Nội ở lại Lâm Hà rất đông, làm nên giá trị đất đai, cây trồng, đặc biệt là phát huy được tố chất của người Hà Nội tại đây. Họ mang văn minh của Thủ đô tới với đồng bào, hài hòa được giữa người Hà Nội với người địa phương.

Đặc biệt, với những người dân huyện Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng... đã mang theo rất nhiều nghề truyền thống vào với Lâm Hà và tạo nên giá trị rất là lớn, khai thác tiềm năng đất đai trù phú nơi này.

Bên cạnh đó, người Hà Nội tại nơi đây còn xây dựng nên một "phiên bản" hoàn hảo của Thủ đô từ ẩm thực, văn chương, thi ca, hội họa và nhất là nét hào hoa, thanh lịch, chịu thương, chịu khó... đặc trưng của các công dân Thủ đô.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hà và các cựu thanh niên tiền trạm Thủ đô
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà (thứ ba từ trái sang) và các cựu thanh niên tiền trạm Thủ đô

Dù chỉ ở nơi cao nguyên đất đỏ 5 năm rồi sau đó trở về quê hương Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội nhưng đối với cô Nguyễn Thị Thanh Hà, đó là những năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời mình.

Ở vùng đất xa xôi của Tổ quốc, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, họ đã đến và mang sức trẻ, mang hoài bão, ước mơ của thanh niên phủ xanh những buôn làng. Họ chính là những người đặt nền móng và thành quả của mình ít nhiều góp phần làm nên một huyện xây dựng kinh tế mới thành công nhất cả nước, góp phần cho Lâm Hà, Lâm Đồng được phát triển như ngày nay.

Sau 11 năm xây dựng Vùng kinh tế Hà Nội tại Lâm Đồng do trực tiếp thành phố Hà Nội quản lý (1976 - 1987), đến năm 1987, khi Vùng kinh tế mới phát triển với quy mô tương đương với một huyện, thành phố Hà Nội đã thống nhất với tỉnh Lâm Đồng thành lập huyện kinh tế mới Lâm Hà vào ngày 28/10/1987, trên cơ sở sáp nhập Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng với 5 xã của huyện Đức Trọng với cái tên đầy ý nghĩa, sự kết hợp giữa đất Lâm Đồng và người Hà Nội.

Điều này khiến những người đã trở về Hà Nội sinh sống, lập nghiệp, xây dựng gia đình như cô và những cựu thanh niên tiền trạm Thủ đô bấy giờ rất đỗi tự hào. Lâm Hà không chỉ là một vùng kí ức mà còn là một mảnh đất lưu dấu trong tâm hồn, là một miền quê của những cựu thanh niên. Vào các dịp kỷ niệm 10, 20, 30 năm vào xây dựng kinh tế mới, họ đều trở về nơi đây như trở về quê hương thứ hai của mình.

Những vần thơ sâu nặng nghĩa tình

Là người yêu văn chương, có một tâm hồn tràn đầy niềm rung động, cô Thanh Hà gửi gắm tâm sự của mình vào những con chữ, trở thành những vần thơ sâu nặng nghĩa tình. Là chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ của huyện Đông Anh, cô Nguyễn Thị Thanh Hà không chỉ yêu thơ mà còn chuyên tâm phát triển phong trào thơ ca trong các hội viên, làm phong phú thêm giá trị tinh thần, tạo nên những nguồn vui sống cho mọi người.

Đặc biệt, sau mỗi lần trở lại nơi ghi dấu thanh xuân, chứng kiến sự đổi thay và phát triển nơi đây, cảm xúc của cô luôn dâng trào niềm bồi hồi, xúc động. "Lâm Hà là một phần tuổi trẻ của tôi. Nơi tôi trưởng thành và học hỏi được rất nhiều. Do đó, những bài thơ là đúc kết những trải nghiệm, tình cảm của tôi với mảnh đất này", cô Hà tâm sự.

Một góc huyện Lâm Hà, Lâm Đồng
Một góc Trung tâm hành chính huyện Lâm Hà, Lâm Đồng
Sau đây là những bài thơ cô Nguyễn Thị Thanh Hà sáng tác:

Nhớ mùa Thu ấy

Tháng 10

Mắt em xanh màu cây lá

Tóc em buông dài óng ả

Đôi chân thoăn thoắt

Lên đường

Phía sau còn bao vấn vương

Phía trước niềm tin tuổi trẻ

Mở đường, xây vùng kinh tế.

Mấy ngàn thanh niên xung phong

Người Hà Nội - Đất Lâm Đồng

Linh thiêng ngày đầu khai mở

Xây trường, đón đàn em nhỏ.

Nay thành thế hệ thứ ba...

Sắp 50 mùa sây quả

Hạt vàng, tình người sinh sôi

Anh vào tìm em ... chưa gặp dấu chân người

Lâm Hà ơi !!!

Ngút ngàn tít tắp dâu xanh

Cà phê ngợp đồi chín đỏ

Đêm đêm đèn màu rực rỡ

Nhớ xưa hoang hoải... Rừng già

Điều gì lâng lâng trong ta

Bàn tay, sức người, sáng tạo

Người Thủ đô vào thay áo

Xanh miền đất đỏ bazan

Tặng người ở lại

Khi ở Nam Ban mùa mưa

Đông Anh quê mình vào mùa đất ải

Nắng hanh đơm vàng hoa cải

Người chờ nước cấy vụ chiêm

Sáu tháng mưa - mưa triền miên

Con suối reo thành ngọn thác

Đất đỏ, nương dâu xanh ngát

Óng vàng nong kén buông tơ

Lớp trường ríu rít trẻ thơ

Ai hát "Bài ca Hà Nội"

Nghe... con tim mình bối rối

Thì thầm "Người ở người ơi"

Vấn vương con tằm rút ruột

Tháng năm, năm tháng nên tình

50 năm rồi em nhỉ

Mấy lần về quê Đông Anh...

Cẩm Tú

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm