Hà Nội: Giáo viên thay đổi vì trường học hạnh phúc
Bài liên quan
“Học tập trong môi trường truyền cảm hứng là nền tảng của thành công”
Tại hội thảo, nhiều cán bộ giáo dục các nhà trường đã chia sẻ những giải pháp đã và sẽ triển khai ở các nhà trường nhằm khích lệ, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, cùng góp sức xây dựng trường học hạnh phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội nhấn cho rằng, 5 năm gần đây, Việt Nam đã có đường lối phát triển giáo dục quốc gia đúng đắn thành tích đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giáo dục Việt Nam nói chung và ngành Giáo dục Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi cộm lên vấn đề đạo đức nhà giáo. Điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục và xây dựng trường học hạnh phúc chính là nhà giáo, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng hoàn thiện về chuyên môn mà còn phải nâng cao năng lực sư phạm, tu dưỡng đạo đức để tạo ra “sản phẩm” giáo dục hoàn thiện.
Theo TS. Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Thủ đô có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với gần 2 triệu học sinh, 155.000 cán bộ quản lý, giáo viên. Đa phần các nhà giáo của Hà Nội đều tâm huyết, trách nhiệm, mẫu mực. Hội thảo đã góp tiếng nói cùng với ngành Giáo dục Hà Nội trong việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng, phẩm chất đạo đức của nhà giáo nhằm xây dựng trường học hạnh phúc, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Sở GD-ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội nghiên cứu, đưa một số nội dung vào chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng ứng xử sư phạm và rèn luyện phẩm chất đạo đức, góp phần hạn chế những hành vi tiêu cực.