Tag

Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Xã hội 18/12/2019 14:56
aa
TTTĐ – Các chuyên gia về không khí tại Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí tại Hà Nội chủ yếu là do các hoạt động của con người. Trong khi đó, Hà Nội đang có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình ô nhiễm này.

Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Nhiều ngày nay, Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng ô nhiễm không khí

Bài liên quan

Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe do ô nhiễm không khí

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường không khí

Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP HCM

Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nhiều ngày nay, tình trạng ô nhiễm không khi ở Hà Nội có xu hướng tăng cao và kéo dài. Trong liên tiếp các ngày 10-18/12, chỉ số chất lượng không khí tại nhiều trạm quan trắc của thành phố chạm ngưỡng không tốt, có thời điểm rất xấu (AQI trong khoảng 201-300).

Hà Nội sẽ loại bỏ bếp than tổ ong - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Hà Nội sẽ loại bỏ bếp than tổ ong - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Giá trị trung bình của bụi PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các trạm. Số liệu đo tại một số trạm đặt ở Minh Khai, Đại sứ quán Pháp cho thấy giá trị vượt quá giới hạn cho phép trên 3 lần trong các ngày 11-12/12.

Không khí có chất lượng xấu nhất trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 8h hôm sau. Sau 12h trưa, AQI có giảm nhưng vẫn nằm ở mức kém. Trong các ngày 10-13/12, AQI ở mức rất xấu chiếm đến 32,5% số thời gian trong ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được Hà Nội chỉ ra như: Từ hoạt động giao thông, xây dựng; đời sống dân sinh như đun nấu, sử dụng than tổ ong, đốt rơm rạ, rác... Bên cạnh đó, không khí ở Thủ đô còn chịu tác động từ các nguồn ô nhiễm như khí thải từ các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận...

Lượng cây xanh bao phủ của thành phố Hà Nội đã đạt mức 9,5 m2/người
Lượng cây xanh bao phủ của thành phố Hà Nội đã đạt mức 9,5 m2/người

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ngoài nguyên nhân về thời tiết, khí hậu, có một phần nguyên nhân rất lớn là do chính hoạt động của con người.

Hiện nay ở Hà Nội và khu vực lân cận có quá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được di dời, cần phòng tránh, ngăn ngừa, thay vì để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.

Đối với thông tin về chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội được một số website quốc tế đưa ra, với mốc màu tím và nâu - mức nguy hại cho sức khoẻ con người, theo TS Tùng, đây là hiện tượng bất thường, cần phải có những quan trắc và nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định được về nguyên nhân.

TS Tùng cho biết thêm, hiện nay chúng ta chưa kiểm kê được các nguồn gây ô nhiễm nên không thể đặt hành động ưu tiên. Việt Nam cũng đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Còn theo GS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội và các tỉnh là do các nguồn giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh.

Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi, các nguồn phát thải không phát tán được dẫn đến những đợt ô nhiễm nghiêm trọng như hiện tại. Ông cho rằng, việc quan trọng nhất là phải ngăn chặn các nguồn phát thải, đặc biệt là giao thông.

“Các nước đạt đến tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4, Việt Nam hầu hết chưa đạt Euro 3. Lượng phương tiện cá nhân quá nhiều, cần tăng phương tiện công cộng và vệ sinh đường phố. Người dân nên hạn chế ra đường những ngày ô nhiễm nếu không thực sự cần thiết”, ông Đăng nói.

Nhiều giải pháp đồng bộ của Hà Nội nhằm giảm ô nhiễm không khí

Không phải đến khi tình hình ô nhiễm không khí tăng cao trong thời gian vừa qua, Hà Nội mới có những động thái để cải thiện môi trường. Từ nhiều năm trước, thành phố đã ban hành nhiều chính sách và đã triển khai các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong đó, thành phố đã tăng cường trồng các loại cây xanh. Trước đây, lượng cây xanh bao phủ của thành phố đạt 6,7-6,8 m2/người nhưng nay đã đạt mức 9,5 m2/người. Đến năm 2018, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch trồng 1 triệu cây xanh và đang triển khai kế hoạch trồng thêm 600.000 cây xanh đến năm 2020.

Ngày 30/10/2019, UBND thành phố cũng ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường...

Mặt khác, thành phố cũng đã xây dựng đề án và được HĐND thành phố thông qua lộ trình cấm xe máy. Bởi vì một nguồn ô nhiễm nhất hiện nay là khí thải từ các loại xe.

Thời gian tới thành phố tiếp tục triển khai lắp đặt các trạm quan trắc và cài đặt phần mềm phân tích. Bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia Pháp thì thành phố phải có 85 trạm quan trắc trong khi hiện mới có 10 trạm.

Bên cạnh những giải pháp lâu dài, trước mắt, thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường để làm sạch bụi. Trong những thời điểm chất lượng không khí kém, Hà Nội đã liên tục cập nhật số liệu quan trắc trên cổng điện tử của thành phố và ngành Môi trường.

Những ngày vừa qua, Hà Nội cũng nhiều lần đưa ra khuyến cáo người dân nên trang bị khẩu trang chống bụi đạt chuẩn; nên sử dụng phương tiện công cộng; đóng kín cửa sổ; trường học không nên cho học sinh tham gia hoạt động ngoài trời...

Đặc biệt, người dân hạn chế tối đa hoạt động gây ô nhiễm không khí, như đốt rác, đun nấu bằng bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân... Phương tiện vận chuyển phế thải xây dựng phải bảo đảm che chắn kín, không phát tán ô nhiễm...

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố giao các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí.

Thanh Hà

Đọc thêm

Thanh Hoá: Đã tìm thấy thi thể cháu bé mất tích do đuối nước tại biển Sầm Sơn Muôn mặt cuộc sống

Thanh Hoá: Đã tìm thấy thi thể cháu bé mất tích do đuối nước tại biển Sầm Sơn

TTTĐ - Khoảng hơn 10 giờ sáng 11/7, sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các lực lượng chức năng và quần chúng Nhân dân trên địa bàn đã tìm thấy và đưa thi thể cháu bé mất tích do đuối nước tại biển Sầm Sơn…
TP Hồ Chí Minh tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ thủ tục hành chính sau hợp nhất Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ thủ tục hành chính sau hợp nhất

TTTĐ - Sau khi hợp nhất các đơn vị hành chính, việc xử lý hồ sơ, phản ánh, khiếu nại đang được TP Hồ Chí Minh duy trì liên tục, không gián đoạn.
Xã Thượng Phúc "tuyên chiến" với vi phạm về đất đai, xây dựng Đô thị

Xã Thượng Phúc "tuyên chiến" với vi phạm về đất đai, xây dựng

TTTĐ - Xã Thượng Phúc (Hà Nội) đã thành lập Ban Chỉ đạo và 5 tổ công tác nhằm kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn. Đồng thời, các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn cũng ký kết thực hiện tốt công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng.
Mưa lớn diện rộng, đề phòng lũ quét ở Bắc Bộ và Trung Bộ Môi trường

Mưa lớn diện rộng, đề phòng lũ quét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/7, thành phố Hà Nội có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to. Gió tây bắc cấp 2-3.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025 Xã hội

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 107/CĐ-TTg ngày 10/7/2025 về việc khẩn trương tập trung triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Trang bị kỹ năng tác nghiệp an toàn trong thiên tai cho đội ngũ phóng viên Đô thị

Trang bị kỹ năng tác nghiệp an toàn trong thiên tai cho đội ngũ phóng viên

TTTĐ - Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho phóng viên tác nghiệp an toàn trong thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức buổi tập huấn cho đội ngũ phóng viên chuyên trách về phòng, chống thiên tai.
Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tây Hải Phòng Xã hội

Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tây Hải Phòng

TTTĐ - UBND TP Hải Phòng vừa có quyết định về việc đổi tên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tây Hải Phòng.
Hải Phòng: Kiểm tra vận hành chính quyền địa phương mới sau sáp nhập Xã hội

Hải Phòng: Kiểm tra vận hành chính quyền địa phương mới sau sáp nhập

TTTĐ - Ông Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc nhằm kiểm tra tình hình tổ chức, vận hành chính quyền tại xã Trường Tân mới sau sáp nhập.
LG Electronics Việt Nam triển khai dự án "Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt" Xã hội

LG Electronics Việt Nam triển khai dự án "Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt"

TTTĐ - Ngày 9/7, LG Electronics Việt Nam chính thức triển khai chương trình Đại sứ Cộng đồng LG 2025 (LG Ambassador Challenge 2025) tại Việt Nam, với dự án “Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt” tại Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Dự án do Hợp tác xã Bản Thổ thực hiện, hướng đến mục tiêu khôi phục rừng và hệ sinh thái bản địa, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Hà Nội đảm bảo chăm lo chu đáo cho người có công Xã hội

Hà Nội đảm bảo chăm lo chu đáo cho người có công

TTTĐ - Các xã, phường mới trên cơ sở tiếp nhận bàn giao tiếp tục triển khai, thực hiện trong tháng cao điểm đền ơn đáp nghĩa; cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện quà của Chủ tịch nước và TP đến các đối tượng chính sách theo quy định bảo đảm kịp thời, chu đáo.
Xem thêm