Tag

Hà Nội: Hơn 554 tỷ đồng tặng quà cho nhiều đối tượng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

MultiMedia 23/12/2022 17:37
aa
TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 329/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách, người có công; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Đối tượng bảo trợ xã hội; Người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; Thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Hà Nội ủy quyền giải quyết 3 thủ tục hành chính lĩnh vực giám định tư pháp Hà Nội: Cập nhật dữ liệu thường xuyên, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng phòng không
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng phòng không

Theo đó, Hà Nội dự kiến tặng quà cho 1.082.204 người với tổng kinh phí là 554.119.400.000 đồng. Trong đó, mức quà tặng cá nhân (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người dành tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; Bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; Thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề.

Mức quà tặng 2.000.000 đồng cũng được gửi tới các đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa); Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng (trường hợp người đứng tên trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc bằng “Có công với nước” đã mất thì đại diện vợ, chồng, con được nhận); Đại diện thân nhân của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); Thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trường hợp 1 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 1 suất quà tặng.

Mức quà 1.000.000 đồng/người được gửi tới con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng; Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của thành phố Hà Nội đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; Đại diện thờ cúng liệt sĩ (1 liệt sĩ/1 suất quà); Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 đang hưởng trợ cấp hằng tháng; Cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an Nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 đang hưởng trợ cấp hằng tháng; Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/1/2011 đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức quà tặng 1000.000 đồng/ người cũng dành tặng nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cô đơn, không hưởng trợ cấp hằng tháng) theo đề xuất của Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, thành phố Hà Nội cũng dành quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi. Cụ thể, mức 1.200.000 đồng/người được áp dụng với người cao tuổi trên 100 tuổi (sinh trước năm 1923); Mức 1.500.000 đồng/người (đã bao gồm 5 mét vải lụa) áp dụng với người cao tuổi tròn 100 tuổi (sinh năm 1923). Mức 1.000.000 đồng/người áp dụng đối với người cao tuổi tròn 90, 95 tuổi (sinh năm 1933, 1928). Mức 700.000 đồng/người gửi tới người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85 (sinh năm 1953, 1948, 1943, 1938).

Bên cạnh đó, mức quà 500.000 đồng/người được gửi tới người lao động có hoàn cảnh khó khăn (theo đề xuất của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội). Hộ nghèo được tặng mức quà 500.000 đồng/hộ; hộ cận nghèo được tặng mức quà 300.000 đồng/hộ. Mức quà 300.000 đồng/người được gửi tới người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng.

Trường hợp tặng quà thuộc đối tượng chính sách người có công; đối tượng hưởng theo các Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010, số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011, thanh niên xung phong, đồng thời là đối tượng bảo trợ xã hội thì chỉ được hưởng một chế độ tặng quà cao nhất (trừ quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi).

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch tặng quà 87 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tặng 150 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6.000.000 đồng. Và tặng quà 500.000 đồng/người bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung tiền ăn cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại các trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế.

Ngoài quà tặng của thành phố, các địa phương tùy vào điều kiện và khả năng thực tế có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách xã hội khó khăn trên địa bàn quản lý, bảo đảm các đối tượng đều có Tết.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch này; Phối hợp với Văn phòng Thành ủy, Văn phòng UBND thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thăm hỏi, tặng quà tới các tổ chức, cá nhân tiêu biểu theo nhiệm vụ được phân công; Tham mưu, đề xuất lãnh đạo thành phố thăm và tặng quà Ban Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù, đày thành phố Hà Nội, Khu điều dưỡng cán bộ tại Đại Lải, Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 Hà Nội; Kiểm tra việc thăm hỏi, tặng quà, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc thực hiện chính sách tặng quà.

Đọc thêm

Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống Emagazine

Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống

TTTĐ - Chi bộ 16 phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có gần 400 đảng viên sinh sống tại 4 tòa nhà: T18, Park 5, Park 6, Park 7 của khu Park Hill Times City. Số lượng cư dân ở các tòa nhà đều rất lớn với tổng 10.257 người. Đây vừa là thuận lợi vừa khó khăn triển khai các hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, với cách làm minh bạch, sáng tạo, Chi bộ 16 đã quy tụ lòng dân, xây dựng văn hóa đời sống, văn minh đô thị.
Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối Emagazine

Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối

TTTĐ - Nhiều người về hưu thường chọn nghỉ ngơi và không tham gia công tác xã hội nữa. Khi được hỏi tại sao lại tham gia, ông Thụ và bà Thoa cười, nói: "Đó cũng chính là điều mà chúng tôi luôn day dứt”. Hai Bí thư chi bộ tuổi ngoài 60 này luôn nhắc bản thân: "Mình phải đầu tàu gương mẫu. Bởi thứ nhất mình là đảng viên, hai nữa là Bí thư chi bộ nên càng phải đầu tàu, gương mẫu trong mọi công việc”.
Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư Emagazine

Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư

TTTĐ - Đúng 20h ngày 4/11/2024, 22/25 đảng viên ở Chi bộ Tổ 5 chung cư Homeland (quận Long Biên, Hà Nội) tập trung tại nhà cộng đồng, để họp thường kỳ (3 đảng viên trẻ phải đi công tác nên vắng mặt). Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng nguyên tắc, thủ tục, quy định từ 20h đến 21h30. Nội dung chính cuộc họp là kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 10, xác định các nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024…
Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng Emagazine

Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng

TTTĐ - Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, chung cư trở thành lựa chọn của nhiều người dân Thủ đô, nhất là các gia đình trẻ. Chi bộ Đảng tại các khu chung cư đóng vai trò hạt nhân chính trị, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, cư dân sẽ có nơi để chia sẻ, đóng góp ý kiến, cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Tại các chi bộ này, đảng viên cũng là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, hiện đại.
Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt” MultiMedia

Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt”

TTTĐ - Tại Trung Đông, có một thương hiệu Việt đã gắn bó với người dân gần 30 năm. Tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, một sản phẩm quen thuộc của Việt Nam có thể được mua ở nhiều siêu thị lớn nhỏ. Năm 2023, với định giá 3 tỷ đô la, thương hiệu này đã gây chú ý vì sự có mặt của mình trong Top 10 toàn cầu. Đó là một hành trình vừa “đặc biệt” vừa “khác biệt” của thương hiệu quốc gia - Vinamilk - để biến “giấc mơ sữa Việt” thành hiện thực và nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.
Bài 1: Mở lối tìm người tài MultiMedia

Bài 1: Mở lối tìm người tài

TTTĐ - Minh chứng này được thể hiện rõ nét nhất tại Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành có thêm điều quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đưa nội dung mới này vào luật tiếp tục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực và khát khao thu hút nhân tài của Hà Nội.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ Phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Thời gian qua, các lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã quyết liệt vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
Bài 1: Điểm nghẽn thể chế - “Căn bệnh” kìm hãm sự phát triển của đất nước MultiMedia

Bài 1: Điểm nghẽn thể chế - “Căn bệnh” kìm hãm sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Một trong những khâu yếu căn cốt của công tác lập pháp nước ta lâu nay là vẫn còn tình trạng nặng về hành chính, chồng chéo quy định pháp luật.
Xem thêm