Hà Nội lên kế hoạch chống ùn tắc giao thông năm 2020
Hà Nội lên kế hoạch chống ùn tắc giao thông năm 2020
Bài liên quan
Hà Nội: Điều chỉnh sức chứa phương tiện cho 8 tuyến buýt gom cỡ nhỏ
Hà Nội: Giao thông dịp Tết đảm bảo thông suốt, an toàn
Hà Nội: Giao thông nông thôn vẫn thiếu đồng bộ và chưa theo quy hoạch
Theo kế hoạch, năm 2020, toàn thành phố tập trung thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành các mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Trong đó, các quy định như “Đã uống rượu, bia không lái xe”, “đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện” được thành phố đặc biệt quan tâm: Việc vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt từ 15% đến 20% so với năm 2019, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng theo Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 29/6/2016, của Thành ủy Hà Nội.
Thành phố tiếp tục kiềm chế giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt (cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết, số người bị thương) so với năm 2019.
Hà Nội sẽ triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng và hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại 24 nút giao thông thuộc danh mục chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông và 36 danh mục cải tạo, sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông năm 2020. Đồng thời, thành phố sẽ hoàn thiện và đưa và sử dụng hàng loạt hệ thống, tuyến đường giao thông mới.
Thành phố phấn đấu giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông năm 2019 chuyển sang và xử lý kịp thời những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc mới: Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc mới và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Hà Nội đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, siết chặt kỷ cương, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải, đặc biệt là đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn và ma túy, vi phạm tải trọng phương tiện; nâng cao chất lượng, hiệu quả vận tải hành khách công cộng.
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên địa bàn thành phố được tiếp tục quan tâm.
Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn gia thông; Mục đích, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, tạo được sự đồng thuận, ý thức tự giác chấp hành của người dân trong việc thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.