Tag

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn

Nông thôn mới 06/10/2022 13:18
aa
TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai hai chương trình: Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Chung tay hỗ trợ cộng đồng sử dụng nước sạch bền vững Hơn 82% người dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch Phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn... Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ

Giải quyết các vấn đề quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới

Hai chương trình "Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025" được phê duyệt nhằm hướng đến giải quyết hai vấn đề rất quan trọng đó là: Vấn đề môi trường, nước sạch và an toàn thực phẩm; Vấn đề chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới.

Tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã giới thiệu 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2022.

Theo đó, tại Quyết định số 925/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu Chương trình đề ra cụ thể đến năm 2025, tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; Ít nhất 50% số hộ dân nông thôn triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn; 15% số hộ nông thôn có nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý...

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn
Mục tiêu Chương trình đề ra cụ thể đến năm 2025, tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn

Còn theo Quyết định số 924/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phát triển chính quyền số trong xây dựng Nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% số hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% số hồ sơ công việc cấp huyện và 60% số hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; Ít nhất 70% số xã có các hợp tác xã, 70% số huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số...

Để đạt hiệu quả cao, hai chương trình đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng Nông thôn mới như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng Nông thôn mới…

Hướng tới Nông thôn mới thông minh

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương thảo luận và xác định rõ mục tiêu, kế hoạch phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của hai chương trình.

Các địa phương cũng tham luận, chia sẻ kết quả thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới thời gian qua, đặc biệt ở các lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến, hoạt động quảng bá du lịch, tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, ở các khu vực miền núi, mật độ dân số thưa thớt, việc cấp nước sạch cho người dân là vấn đề không đơn giản, tốn kém chi phí. Việc đầu tư hệ thống cấp nước sạch tại đây cũng chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp, do đó, rất cần sự quan tâm, tăng tỷ lệ cấp vốn của Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước đầu tư, quản lí, vận hành.

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn
Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn

Ông Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ T-TECH Việt Nam cho rằng, để xử lý được vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường ở nông thôn, góp phần xây dựng Nông thôn mới thông minh, cần làm tốt 3 vấn đề: Mỗi tỉnh nên có ít nhất 1 khu liên hợp xử lý chất thải tổng hợp; Phải có công nghệ, định vị rác là tài nguyên; Việc quản lý sau đầu tư phải có sự đồng hành từ Trung ương tới địa phương.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, các hoạt động hỗ trợ xây dựng website bán hàng, tiếp thị sản phẩm... Đây là bước tiến mới để sản phẩm đặc trưng của tỉnh vươn ra thị trường.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, hai chương trình trên được phê duyệt nhằm hướng đến giải quyết 2 vấn đề rất quan trọng, đó là: Vấn đề môi trường, nước sạch và an toàn thực phẩm (vấn đề không mới, nhưng nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thời điểm rất nóng và bức xúc); Vấn đề chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới (vấn đề mới nhưng lại rất quan trọng và tất yếu phải tổ chức triển khai). Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu những ý kiến tại hội nghị và sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện chương trình để đạt hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn gắn với việc xử lý chất thải trong sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, cần xây dựng và triển khai mô hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các địa bàn có mật độ dân cư khác nhau và mục đích sử dụng chất thải sau phân loại. Tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; Hình thành và hoàn thiện các phương thức thu gom phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố; Bố trí và đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm