Tag

Hà Nội quyết tâm tạo đột phá về nông nghiệp công nghệ cao

Nông thôn mới 29/03/2018 18:18
aa
TTTĐ - “Hà Nội cần phải có bước đột phá về nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới. Chúng ta không thể để Thủ đô mà lại đi cuối về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao” – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tỏ rõ quyết tâm đưa Hà Nội trở thành một trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước tại Hội nghị giao ban quý 1 năm 2018 về Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội chiều 29/3.

Hà Nội quyết tâm tạo đột phá về nông nghiệp công nghệ cao

Chiều 29/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng – Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội đã chủ trì hội nghị sơ kết Chương trình số 02 quý 1 và phương hướng, nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2018.

Hà Nội quyết tâm tạo đột phá về nông nghiệp công nghệ cao
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghị.

Thêm 39 xã sắp nhận bằng xã nông thôn mới

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, trong Quý I/2018, đã phối hợp với các huyện tập trung hướng dẫn nông dân hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Xuân theo đúng thời vụ với tổng diện tích gieo trồng 120.000ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, công tác đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao được quan tâm, toàn Thành phố có 118 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng 13 mô hình so với cuối năm 2017. Trong đó các địa phương có nhiều mô hình như: Mê Linh 18 mô hình, Gia Lâm 17 mô hình, Thường Tín 14 mô hình, Thanh Oai có 9 mô hình, Phúc Thọ có 8 mô hình, Đông Anh có 8 mô hình,... Các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay.

Về xây dựng huyện nông thôn mới, đến nay Thành phố đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức. Các huyện Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai đang phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2018. Theo báo cáo đến nay, Hà Nội có 255/386 xã (chiếm 66,06%) được UBND Thành phố ban hành quyết định đạt chuẩn nông thôn mới.

Năm 2017, Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới Thành phố đã tiến hành thẩm định 45 xã/14 huyện, thị xã trong đó có 39 xã đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Ngoài ra còn có 92 xã còn lại, có 53 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, còn 39 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí.

Các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đều đã và đang quan tâm chỉ đạo thực hiện duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện Đan Phượng đã có đề án nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới đối với toàn bộ các xã trong huyện theo bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Các huyện Gia Lâm, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới, chủ động mời các sở, ngành liên quan đến các tiêu chí về hướng dẫn thực hiện.

Riêng nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay từ đầu năm 2018, các huyện, thị xã và các xã tiếp tục tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương cấp 3 đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại địa phương.

Đối với tiêu chí về nâng cao đời sống nông dân, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (năm 2016), giảm xuống còn 2,57% (cuối năm 2017). Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2017 đạt 38 triệu đồng/ người/năm.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân đã được các địa phương vào cuộc quyết liệt, đến nay toàn thành phố đã cấp được 616.704 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đạt 99,1%. Trong đó, một số địa phương đã hoàn thành 100% như huyện Thường Tín, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Trì, Thạch Thất, Ứng Hòa, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.

Hà Nội quyết tâm tạo đột phá về nông nghiệp công nghệ cao
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao tại Thạch Thất.

Nhân dân phấn khởi, tích cực xây dựng nông thôn mới

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đặc biệt biểu dương những thành tựu mà các huyện đã đạt được trong các tiêu chí liên quan tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, các tiêu chí này đã được các địa phương rất quan tâm, các tổ chức chính trị cơ sở vào cuộc quyết liệt tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh'’ nhiều địa phương đã phát động phong trào thực hiện đường có hoa, nhà có số, phố có tên một số huyện đã và đang thực hiện đạt kết quả tốt như huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Phú Xuyên...

Ngoài ra, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM TP Hà Nội đặc biệt biểu dương sự tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới của người dân, tiêu biểu có hộ ông Hùng (xã Tân Lập- huyện Đan Phượng) đóng góp trên 2,1 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, ao môi trường phong quang sạch đẹp; nhân dân xã Phương Đình, huyện Đan Phượng hiến 352,8 m2 đất nông nghiệp mở rông thêm đường giao thông nội đồng hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao....

Được biết, ngân sách Thành phố đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dành nguồn lực đáng kể đầu tư cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2016 đến nay là 25.093,3 tỷ đồng, riêng 3 tháng đầu năm 2018 7.847,3 tỷ đồng. Đồng thời, các địa phương tích cực tuyên truyền vận động các Doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới kết quả từ năm 2016 đến nay được 2.248,9 tỷ đồng, riêng 3 tháng đầu năm 2018 là 692,5 tỷ đồng.

Hà Nội quyết tâm tạo đột phá về nông nghiệp công nghệ cao
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình nông nghiệp Công nghệ cao tại Thanh Trì

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Cũng tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng phân tích, đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn khiêm tốn; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập; vấn đề ATTP còn nhiều bất cập; Nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; việc thu hút nguồn lực xã hội ở một số địa phương chưa được nhiều...

Hạn chế nữa là đầu tư vào chế biến còn thấp, hạ tầng chưa đồng đều giữa các địa phương, quản lý đất đai vệ sinh môi trường còn hạn chế, nhất là các làng nghề. Nhiều huyện có tiềm năng về du lịch rất lớn nhưng chưa bảo tồn tôn tạo, chứ phát huy được tiềm năng. Mức thu nhập của người nông dân còn thấp. Một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao…

Để khắc phục những tồn tại hạn chế này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở NN&PTNT cần nghiên cứu, phối hợp với các huyện xây dựng hình thành các chuỗi liên kết, các nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, triển khai đồng bộ phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.

.

Trong xây dựng nông thôn mới, các huyện thị xã cần rà soát lại tất cả các tiêu chí, các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần tiếp tục tăng cường và đa dạng hóa công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận thống nhất cao trong nhân dân. Các quận tiếp tục nghiên cứu quan tâm, hỗ trợ các huyện ngoại thành xây dựng nông thôn mới. Tập trung triển khai xây dựng đề án quy hoạch xã nông thôn mới điển hình tiên tiến tại xã Đông Hội huyện Đông Anh và xã Võng Xuyên huyện Phúc Thọ đảm bảo đạt yêu cầu và đúng tiến độ làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn toàn Thành phố trong những năm tới.

Đặc biệt các huyện Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất khẩn trương hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới, hoàn thiện hồ sơ trình UBND Thành phố xem xét, để trình Ban Chỉ đạo Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống Chính trị trong sạch vững mạnh bao gồm các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức Chính trị xã hội, thực hiện tốt Nghị quyết TW4 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý cán bộ.

Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội quyết liệt chỉ đạo các huyện cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước đột phá trong năm nay.

“Hiện Hà Nội vẫn chưa có những mô hình nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, chưa có các vùng chuyên canh lớn. Tôi đề nghị các huyện cần đặc biệt chú trọng việc này. Hà Nội cần phải có đột phá về nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới. Chúng ta không thể để Thủ đô mà lại đi cuối về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao” – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, sắp tới bà sẽ có buổi làm việc về chuyên đề này với Sở NN&PTNT và đề nghị Sở này cùng các huyện phải quyết tâm thực hiện mục tiêu này, tạo đột phá trong nông nghiệp công nghệ cao của Thủ đô.


Về các kiến nghị tại hội nghị, Phó Bí thư thường trực cũng giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố tổng hợp, báo cáo đầy đủ các kiến nghị, phân loại các nhóm vấn đề, tham mưu giao các thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố tập trung giải quyết các kiến nghị của địa phương; có văn bản trả lời và kiến nghị với Thành ủy, UBND Thành phố giải quyết nếu vượt thẩm quyền, báo cáo kết quả thực hiện vào kỳ giao ban tới của Chương trình 02.

Tin liên quan

Đọc thêm

Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp Nông thôn mới

Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

TTTĐ - Từ ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Thị xã Sơn Tây, các đơn vị tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường của Thủ đô Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh thành.
Phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn Nông thôn mới

Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn

TTTĐ - Chăm sóc cây trồng đúng cách là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự sinh trưởng, năng suất giữ ổn định trong mùa khô, hạn mặn.
Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp làng nghề Nông thôn mới

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp làng nghề

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm Nông thôn mới

Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc Nông thôn mới

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 1/1976 với nền kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, trải qua gần 50 năm nỗ lực, Đồng Nai “vươn mình” trở thành “top đầu” các tỉnh thành có đóng góp nguồn thu ngân sách lớn và đạt GRDP cao trên cả nước.
Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Tối nay (26/4), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh sẽ khai mạc "Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP". Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 1/5, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm Nông thôn mới

"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm

TTTĐ - Người nuôi tôm áp dụng "giải pháp RDM" của Công ty TNHH Sitto Việt Nam giúp tăng sinh khối Rhodo Baccil gấp đôi và tiết kiệm chi phí nuôi tôm.
NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng Nông thôn mới

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng

TTTĐ - Được bổ sung công nghệ polyphosphate khác biệt độc đáo, sản phẩm NPK Cà Mau của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã làm bừng sắc các vùng trồng cây ăn trái. Đặc biệt với cây sầu riêng Đắk Lắk, hiệu quả chuyên sâu và bền vững giúp sản phẩm ngày càng được nhà nông ưa chuộng và lan tỏa.
Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản

TTTĐ - Giai đoạn 2024 - 2028, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân 4 huyện của tỉnh Lai Châu thực hiện các hoạt động quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Xem thêm