Tag

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi

Tin tức 08/05/2023 17:07
aa
TTTĐ - Chiều 8/5, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 - 2023.
Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về chính sách dân tộc Hà Nội: Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quốc Oai đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Ba Vì Hà Nội: Quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự hội nghị có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội; Nguyễn Mạnh Quyền, Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Cùng dự còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ngành và các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Các đại biểu tham quan khu trưng bày bên lề hội nghị

Rút ngắn khoảng cách giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bằng

Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội cho biết: Trong giai đoạn vừa qua Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi

Thành phố đã quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố được nâng cao, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tiến bộ, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và vùng đồng bằng trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc tặng hoa chúc mừng Hội nghị

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực I, thuộc 4 huyện của thành phố. Cụ thể, tại huyện Ba Vì có 7 xã, huyện Thạch Thất có 3 xã, huyện Quốc Oai có 3 xã, huyện Mỹ Đức có 1 xã. Toàn thành phố có trên 108 nghìn người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm khoảng 1,3% dân số.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng hội nghị

Diện tích tự nhiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 33.458ha, chiếm khoảng 10% diện tích toàn thành phố, thuận lợi cho việc phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi như: Chè, sắn, dong riềng, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, bò sữa, cây thuốc nam, cây ăn quả... Ngoài ra, các địa phương vùng dân tộc thiểu số các huyện có tiềm năng khai thác và phát triển du lịch sinh thái, tâm linh.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội trình bày báo cáo tại Hội nghị

Tính bình quân thu nhập đầu người các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành phố đạt khoảng 55 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 60 triệu đồng/người/năm. Đến nay đã có 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đạt chuẩn Nông thôn mới.

Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các xã vùng dân tộc miền núi của thành phố được duy trì ổn định. Đại bộ phận Nhân dân phấn khởi tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Các đại biểu dự Hội nghị

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khoảng cách khá xa so với các vùng khác trên địa bàn thành phố. Do đó, cần đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện nâng cao đời sống cho đồng bào, góp phần giảm nghèo bền vững, nhằm giảm dần khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn thành phố.

Huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số

Tại hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ghi nhận biểu dương và cảm ơn cơ quan công tác dân tộc của thành phố và các huyện; Các thế hệ cán bộ làm công tác dân tộc đã chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố ban hành chính sách và tổ chức thực hiện thắng lợi các chính sách dân tộc, góp phần tích cực vào sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô trong 15 năm qua.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị

Với Thủ đô Hà Nội, thực tế hiện nay, sự chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số miền núi và vùng đồng bằng trên địa bàn thành phố còn có khoảng cách khá xa; Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chậm phát triển và dễ bị tổn thương nhất.

Trước tình hình đó, đòi hỏi cơ quan công tác dân tộc, đội ngũ những người làm công tác dân tộc từ thành phố đến cơ sở cần chủ động, tích cực tham mưu cho thành phố đề ra chủ trương sát, đúng tình hình thực tế, phù hợp nguyện vọng của đồng bào, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập, đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc trao tặng bằng khen của Ủy ban Dân tộc tới các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

“Trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội cần dành sự quan tâm hơn nữa, kịp thời chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan công tác dân tộc các cấp hoạt động; Ưu tiên nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô; Thiết thực giúp đỡ đồng bào thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; Cùng nhau đoàn kết phấn đấu: “Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết: Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ về công tác dân tộc, thành phố xác định việc thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thành phố đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó luôn quan tâm tới địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tới các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Với những chính sách đúng đắn, kịp thời, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, cố gắng của đồng bào, đã tạo nên bước chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo ở vùng dân tộc, miền núi của thành phố.

Đến nay, các xã vùng dân tộc, miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm gần 11%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 0,42%; Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng trên 55 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 60 triệu đồng/người/năm.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được đầu tư đồng bộ. 100% xã vùng dân tộc, miền núi đều hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tới các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh: Thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Ban Dân tộc thành phố chủ trì, các sở, ban, ngành tiếp tục phối hợp tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc của Trung ương và thành phố đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Đặc biệt, Ban Dân tộc thành phố cần tăng cường các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, gắn việc thực hiện Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với chương trình xây dựng Nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững; Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ thành phố đến cơ sở.

Hà Nội: Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” tới các cá nhân

Tại hội nghị, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao Bằng khen của Ủy ban Dân tộc tới các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Cũng tại hội nghị, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố tới các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trong 15 năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hội nghị cũng trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” tới 55 cá nhân.

Đọc thêm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Xem thêm