Tag

Hà Nội: Quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đô thị 18/04/2023 13:07
aa
TTTĐ - Ngày 18/4, đoàn khảo sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc thành phố về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về chính sách dân tộc Hà Nội: Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Phát huy vai trò của sinh viên Công an Nhân dân trong thực tế chính trị - xã hội vùng đồng bảo DTTS Quốc Oai đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tham gia cùng Đoàn khảo sát có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư; đại diện các Ban HĐND thành phố. Sau khi khảo sát một số công trình, dự án cơ sở hạ tầng của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Đoàn đã làm việc với Ban Dân tộc.

Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo của Ban Dân tộc thành phố cho thấy, hiện nay, Hà Nội có 13 xã dân tộc thiểu số, miền núi thuộc khu vực I của 4 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất, với tổng số 118 thôn; 13/13 xã đều đạt chuẩn Nông thôn mới.

Ngay sau khi Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội ban hành tại kỳ họp cuối năm 2020, UBND thành phố Hà Nội đã trình HĐND thành phố phê duyệt danh mục 69 dự án với tổng kinh phí 500 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2021.

Đến tháng 9/2021, thành phố tiếp tục bổ sung thêm 243 tỷ đồng đầu tư cho 30 dự án. Các dự án thực hiện trong năm 2021 được tích hợp vào các dự án đầu tư của Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 (2021-2025). Do đó, mặc dù trong quá trình xây dựng Kế hoạch nhưng các dự án đầu tư đã được triển khai thực hiện ngay trong năm 2021, với tổng số vốn là 743 tỷ đồng.

Hà Nội: Quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Toàn cảnh buổi làm việc

Theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) có 9 nội dung thực hiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện 9 nội dung dự kiến là hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gần 1.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là gần 500 tỷ đồng.

Nguồn vốn trên để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố và phát triển ngành, nghề truyền thống, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân tộc thiểu số; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số…

Đến nay, thành phố đã bố trí 974,2 tỷ đồng (89 dự án), đã giải ngân đạt trên 92% theo kế hoạch. Các dự án triển khai đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, thiểu số.

Thu nhập bình quân đầu người các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 60 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm qua các năm; Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới; Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia đạt gần 70%; Công tác bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được quan tâm, đẩy mạnh...

Nâng cao đời sống cho người dân

Qua khảo sát, dù có kết quả tích cực, song Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố cho rằng, vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp; Dự án vướng quy hoạch. Ban đề nghị các huyện kiến nghị cụ thể, nhất là việc điều chỉnh đối với các dự án, đề án, bổ sung vốn, bố trí vốn, đơn giá định mức…

Trước những vướng mắc nêu trên, Ban Dân tộc đề nghị Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn khung kiến trúc phần mềm cơ sở dữ liệu cho địa phương xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc.

Hà Nội: Quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trưởng Ban Dân tộc TP Nguyễn Nguyên Quân phát biểu tại buổi làm việc

Đối với phân định thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thực hiện văn bản số 1773/UBDT-CSDT ngày 24/10/2022 của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc thành phố đã có văn bản rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đề nghị Ủy ban Dân tộc tổng hợp danh sách 1 thôn Đồng Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để phê duyệt, công nhận là thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo đầy đủ, kịp thời.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình đề nghị Ban Dân tộc thành phố, với vai trò là cơ quan thường trực, rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, đề xuất điều chỉnh dự án bổ sung nguồn lực về cơ chế, chính sách liên quan đến thẩm quyền của HĐND thành phố. Khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ trương của thành phố tới toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp để quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng.

Các sở, ngành chức năng của thành phố tập trung rà soát các nội dung thuộc lĩnh vực của ngành, cùng với các địa phương triển khai dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả sử dụng vốn, bổ sung nguồn lực địa phương ngoài phần hỗ trợ của thành phố; Chủ động nghiên cứu đề xuất, chuyển đổi mô hình, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân; Đặc biệt quan tâm công tác quản lý đất đai, xây dựng ở những khu vực này.

Đọc thêm

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm