Hà Nội triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Hà Nội: Thí sinh diện F0 được xét tuyển vào lớp 10 công lập không chuyên Trường THPT đầu tiên của Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 |
Ảnh minh hoạ |
Kế hoạch đề ra những mục đích, yêu cầu cụ thể: Đến năm 2025, tối thiểu 80% thủ tục hành chính của thành phố đủ điều kiện để cung ứng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 100% thủ tục hành chính được xác định đủ điều kiện theo quy định pháp luật và các điều kiện kỹ thuật được cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đến năm 2025, trên 80% thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của thành phố được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận…
Thành phố yêu cầu rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cấu trúc lại quy trình thủ tục hành chính phù hợp với việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố cũng chỉ đạo đầu tư, nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến, phần mềm “một cửa” dùng chung đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin và giải quyết thủ tục hành chính, giao diện thân thiện hơn với người dùng, thao tác đơn giản, tinh gọn, bảo đảm đủ thông tin cần thiết, tránh việc trùng lặp thông tin trong form mẫu, tăng dung lượng hồ sơ đăng tải lên website.
Đặc biệt, thường xuyên khảo sát, lấy ý kiến hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính cung ứng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường đối thoại với người dân, tổ chức thông qua các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
Văn phòng UBND thành phố là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND thành phố, có nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung liên quan.