Tag

Hà Nội triển khai nhiều phương án để giảm tình trạng ùn tắc giao thông

Đô thị 13/10/2021 22:01
aa
TTTĐ - Từ khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, tình trạng ùn tắc diễn ra nhức nhối tại nhiều tuyến đường vào nội đô cũng như các chốt cửa ngõ. Trước tình trạng đó, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án như: Tăng cường lực lượng trực chốt, lắp đặt đèn tín hiệu, cải thiện hạ tầng giao thông...
Sẽ mở thêm làn kiểm soát ''luồng xanh'' để giảm ùn tắc tại chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ Đề xuất công chức mặc đồng phục khi ra đường để giảm ùn tắc ngày giãn cách Tái diễn cảnh ùn tắc nghiêm trọng ở các chốt kiểm soát ra vào “tâm dịch” Gò Vấp Huy động tối đa lực lượng phục vụ Nhân dân đi lại an toàn dịp nghỉ lễ

Tái diễn tình trạng ùn tắc

Trong khoảng 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách, lưu lượng các phương tiện giao thông giảm. Tuy nhiên, bắt đầu từ 6h ngày 21/9, thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, thực hiện Chỉ thị 15 của Chính phủ, mật độ giao thông tăng cao dẫn đến ùn tắc cục bộ tại một số tuyến đường.

Anh Lê Văn Đức (ở Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tuyến đường đi từ nhà tôi sang trung tâm thành phố luôn bị tắc ở hai đầu cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Sau thời gian nghỉ giãn cách xã hội, mọi người dân bắt đầu đi làm lại nên tại tiếp tục tái diễn tình trạng ùn tắc giao thông.

Thời điểm ùn tắc thường vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều lúc người dân bắt đầu đi làm và tan sở. Hy vọng lực lượng chức năng sớm có biện pháp xử lý để giao thông đi lại được thông suốt”.

Lý giải nguyên nhân ùn tắc giao thông tại một số cung đường, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho rằng: Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, ùn tắc xảy ra cục bộ tại một số điểm một phần do các phương tiện vận tải hành khách công cộng chưa được hoạt động nên phương tiện cá nhân tăng cao hơn trước.

Hà Nội triển khai nhiều phương án để giảm tình trạng ùn tắc giao thông
Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Cùng với đó, Hà Nội tiếp tục duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để kiểm soát người và phương tiện nhằm bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, tại một số tuyến đường có các chốt kiểm soát, do lượng lớn người đi xe cá nhân ra, vào Hà Nội nên xảy ra ùn ứ.

Để hạn chế ùn tắc, đồng thời thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông Vận tải bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông, công an, quân đội, y tế, chính quyền các địa phương tiến hành chốt trực 24/24h trong ngày; Phân luồng, hướng dẫn đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới tại 22 chốt trực cửa ngõ.

“Chúng tôi cũng bổ sung lực lượng tại 6 chốt trọng điểm có lưu lượng giao thông lớn; Đồng thời huy động 164 cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên trong một ngày trực, phối hợp với Cảnh sát giao thông tại các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông để điều tiết phân luồng”, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn nhấn mạnh.

Nỗ lực kéo giảm ùn tắc giao thông

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện còn 31 điểm ùn tắc giao thông. Kéo giảm ùn tắc giao thông là vấn đề được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài.

Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đã đề xuất danh mục công trình giảm ùn tắc giao thông thực hiện ngay trong năm 2022. Theo đó, thành phố sẽ lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu, biển báo hướng dẫn, sơn kẻ tổ chức lại giao thông tại hàng loạt tuyến đường, nút giao thông; Lắp đặt đèn cho người đi bộ qua đường tại 6 khu vực...

Cùng với đó, Ban đề xuất tổ chức giao thông, điều khiển đèn tín hiệu bằng “làn sóng xanh” trên tuyến đường phố Huế - Hàng Bài và tuyến đường Bà Triệu; Xén hè, mở rộng mặt đường, cải tạo hạ tầng giao thông nút giao cầu Đen - Phùng Hưng - đường 19-5; Lắp đặt, thay thế, bổ sung hàng rào, dải phân cách giữa trên tuyến đường Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái (từ Vạn Kiếp đến cầu Vĩnh Tuy)…

Hà Nội triển khai nhiều phương án để giảm tình trạng ùn tắc giao thông
Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông

Theo Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Lê Hữu Hồng, danh mục này dựa trên kết quả rà soát hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông cũng như kiến nghị từ các quận, huyện, thị xã và Công an thành phố Hà Nội trong việc khắc phục các bất cập giao thông.

“Kéo giảm ùn tắc giao thông là vấn đề được thành phố đặc biệt quan tâm với việc thực hiện các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó, về lâu dài, thành phố vẫn tiếp tục kiên trì các giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông một cách bền vững.

Cụ thể, tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cầu vượt sông và các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm. Phát triển vận tải hành khách công cộng; Tuyên truyền nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành giao thông”, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho biết thêm, ngày 23/9, tại kỳ hợp thứ 2, HĐND thành phố khóa 16 nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua chủ trương đầu tư một số công trình dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở cho các sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện.

Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết 04 về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ, kéo giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch đảm bảo đồng bộ các giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Sở Giao thông Vận tải cũng đang tập trung tham mưu UBND thành phố để sớm thực hiện các nội dung của đề án trên.

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm