Tag

Hà Nội ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

Xã hội 11/04/2024 19:04
aa
TTTĐ - Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đầu tiên sẽ ưu tiên cho đường sắt đô thị vì có nhiều ưu điểm: Giảm ùn tắc giao thông, vận tải khối lượng lớn, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tốc độ di chuyển nhanh giúp tiết kiệm thời gian…
Phát triển hệ thống đường sắt đô thị: Cần khung tiêu chuẩn thống nhất Hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị Tuyển gần 500 nhân sự vận hành đường sắt Nhổn - ga Hà Nộ


Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chia sẻ như vậy tại Hội thảo khoa học "Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân", do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP Hà Nội phối hợp với Hội Cầu đường Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức hôm nay (11/4).

Hà Nội ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo

Nhiều ưu điểm giải quyết các vấn đề của giao thông đô thị

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn, trong nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bao trùm tất cả các lĩnh vực của Thủ đô, tập trung giải quyết những câu chuyện lâu dài chiến lược, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp rất cụ thể để giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách, trước mắt của Hà Nội trong 5 năm, 10 năm tới.

Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành 400km đường sắt, còn TP Hồ Chí Minh hoàn thành hơn 200km.

Với mục tiêu, khát vọng như vậy đặt ra bài toán không đơn giản cho Hà Nội, nếu làm được cần tạo ra đột phá và phải hoàn thiện chính sách pháp luật. Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần tạo ra đột phá, vượt trội, mới thực hiện được các mục tiêu, để đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là TP "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là TP kết nối toàn cầu.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo ở các cấp khác nhau, ở các ngành khác nhau về các lĩnh vực của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong đó, Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đầu tiên sẽ ưu tiên cho đường sắt đô thị vì có nhiều ưu điểm: Giảm ùn tắc giao thông, vận tải khối lượng lớn, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tốc độ di chuyển nhanh giúp tiết kiệm thời gian…

Tạo đồng bộ về hạ tầng

Tại hội thảo, ý kiến các chuyên gia cho rằng, phát triển các tuyến đường sắt đô thị là cơ hội tốt để các TP cải tạo cảnh quan đô thị, tái cấu trúc đô thị dọc theo hành lang của các tuyến giao thông công cộng khối lượng lớn.

Hà Nội ưu tiên phát triển đường sắt đô thị
Quang cảnh hội thảo

TS Vũ Hồng Trường - Chủ tịch HĐQ kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội nhấn mạnh, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đưa vào sử dụng đã mang đến những trải nghiệm mới cho người dân Thủ đô, đặt dấu mốc cho việc bắt đầu loại hình vận tải công cộng tiên tiến, hiện đại. Lượng khách đi tàu đạt theo kịch bản tốt nhất. Cụ thể, ngày bình thường tuyến vận chuyển 35.000 - 36.000 hành khách, ngày cuối tuần 24.000 - 26.000 người. Giờ cao điểm đạt 6.000 – 8.000 hành khách/giờ. Tỷ lệ sử dụng vé tháng mỗi ngày khoảng 70%.

Nhiều người chia sẻ, từ khi đi làm bằng đường sắt đô thị đã hình thành thói quen đi bộ, tốt cho sức khỏe. Song để đường sắt đô thị giữ vị trí ngày càng quan trọng, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, cũng như sự ưu đãi để tạo động lực và thúc đẩy cho việc triển khai TOD bằng các quy định của pháp lý cần rõ nét, đầy đủ hơn nữa. Cùng đó, duy trì giá vé ưu đãi như hiện nay, chỉ 100.000 - 140.000 đồng/người, miễn phí cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em.

“Ngoài ra, cần có sự đồng bộ về hạ tầng, ngoài mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị còn cần có sự hỗ trợ của xe buýt, taxi và các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, bảo đảm đi lại thuận tiện cho người dân” - TS Vũ Hồng Trường kiến nghị.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thái (Ban Quản lý dự án Đường sắt), thực tế khi thực hiện dự án tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội) vừa qua, vì nhiều lý do khác nhau, đã không thống nhất được phương án kết nối hành khách tối ưu giữa 2 dự án (tại khu vực Ga Cát Linh).

Do đó, các điểm kết nối giữa các tuyến cần được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết từ trước, trong đó phân chia phần công việc phải thực hiện của từng dự án để đưa khối lượng tương ứng vào dự án đó ngay từ đầu, tránh tranh chấp và phát sinh, điều chỉnh về sau.

“TP Hà Nội cần sớm nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về một loại hình thẻ vé áp dụng chung cho tất cả các tuyến đường sắt đô thị và về lâu dài áp dụng liên thông cho các loại hình giao thông công cộng trong toàn TP. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chậm tiến độ của các dự án vừa qua là khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).

Do vậy, cần tách phần GPMB của dự án đường sắt đô thị thành một dự án thành phần riêng và triển khai thực hiện độc lập trước dự án chính một thời gian thích hợp, để khi dự án chính triển khai thi công thì đã cơ bản có toàn bộ mặt bằng sạch” - ông Nguyễn Văn Thái kiến nghị.

Đồng quan điểm, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Cao Minh cũng đề xuất, phải xây dựng cơ chế, phương án đền bù GPMB, thu hồi đất đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Ngoài ra, quan tâm việc huy động nguồn vốn đầu tư, nguồn lực từ đất trong các khu vực TOD được quy hoạch; về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư…

“Giao thông đô thị Hà Nội vẫn tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề không tránh khỏi, đó là gia tăng phương tiện cá nhân, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường để hướng tới một hệ thống giao thông bền vững - đồng bộ - hiện đại.

Để vượt qua những thách thức, giải quyết các vấn đề phát sinh và phát triển hệ thống giao thông đô thị, một trong những giải pháp khả thi, cơ bản và quan trọng hàng đầu là phát triển và tiếp tục trợ giá cho hệ thống vận tải hành khách công cộng tiên tiến và thân thiện môi trường.

Ngoài ra, tăng cường năng lực của bộ máy quản lý và triển khai đồng bộ các giải pháp là nhiệm vụ hết sức quan trọng đảm bảo cho hệ thống phát triển đúng hướng, hoạt động hiệu quả góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại” - Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội Thái Hồ Phương.

Đọc thêm

TP HCM: Vang mãi bản hùng ca tự hào Muôn mặt cuộc sống

TP HCM: Vang mãi bản hùng ca tự hào

TTTĐ - Tối 29/4, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TP HCM tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) với chủ đề “ Bản hùng ca vang mãi” .
Phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công Muôn mặt cuộc sống

Phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công

TTTĐ - Giữ vững truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, TP Hồ Chí Minh luôn tích cực triển khai công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công với cách mạng, xứng đáng là thành phố hiện đại, văn minh, nghĩa tình.
Xứng danh thành phố anh hùng Đô thị

Xứng danh thành phố anh hùng

TTTĐ - Trải qua 49 năm (30/4/1975 - 30/4/2024) với bao thăng trầm, khó khăn, thử thách, TP Hồ Chí Minh đã kiên cường phát huy truyền thống hào hùng, vững vàng vượt qua bao trở ngại để giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử, tạo nên nhiều đặc trưng, xứng danh thành phố anh hùng và vinh dự mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Phát cảnh báo khẩn khu vực 2 học sinh đuối nước trên sông Hồng Muôn mặt cuộc sống

Phát cảnh báo khẩn khu vực 2 học sinh đuối nước trên sông Hồng

TTTĐ - Tối 29/4, cơ quan chức năng quận Long Biên (Hà Nội) đã xác định danh tính, nguyên nhân 2 học sinh lớp 11 (sinh năm 2007) bị đuối nước trên sông Hồng, đồng thời, đưa ra cảnh báo khẩn cấp khu vực xảy ra học sinh bị tai nạn.
Người bán hàng rong đã trả lại tiền cho du khách nước ngoài Muôn mặt cuộc sống

Người bán hàng rong đã trả lại tiền cho du khách nước ngoài

TTTĐ - Liên quan video clip được cho là người bán hàng rong "chặt chém" du khách 3 quả dứa với giá 500.000 đồng, chiều 29/4, một cán bộ Văn phòng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: Bảo vệ tuyến phố chợ đêm đã kiên quyết yêu cầu người bán hàng rong hoàn trả lại tiền cho du khách nước ngoài.
Rủ nhau ra sông Hồng bơi, 2 học sinh đuối nước tử vong Xã hội

Rủ nhau ra sông Hồng bơi, 2 học sinh đuối nước tử vong

TTTĐ - Khoảng 15h40 ngày 29/4, một nhóm học sinh lớp 11 chủ yếu sinh sống tại quận Long Biên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã rủ nhau ra sông Hồng để bơi lội. Không may 2 em bị đuối nước, tử vong.
Toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông trong ngày 29/4 Muôn mặt cuộc sống

Toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông trong ngày 29/4

TTTĐ - Ngày 29/4 - ngày nghỉ lễ thứ ba (dịp 30/4 -1/5), toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông khiến 110 người thương vong.
Bốn tháng đầu năm, cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông BHXH & Đời sống

Bốn tháng đầu năm, cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông

TTTĐ - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân 1 ngày trong bốn tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông, làm 29 người chết, 32 người bị thương và 24 người bị thương nhẹ.
Hà Nội phát hiện xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm giao thông Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phát hiện xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm giao thông

TTTĐ - Ngày 29/4, Công an thành phố Hà Nội thông tin, lực lượng công an đã xử lý 49 đối tượng có hành vi điều khiển xe mô tô nẹt pô, lạng lách, đánh võng trong ngày 28/4.
Bao giờ nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ dịu bớt? Môi trường

Bao giờ nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ dịu bớt?

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 29 và 30/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 39-42 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.
Xem thêm