Tag

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

Đô thị 06/05/2025 15:21
aa
TTTĐ - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố .
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng
Trung tâm Hành chính, chính trị mới của Hải Phòng tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm, Thuỷ Nguyên
Trung tâm Hành chính, chính trị mới của Hải Phòng tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm, Thủy Nguyên

Ngày 6/5/2025, tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, thành phố Hải Phòng đã chính thức được xướng tên ở vị trí dẫn đầu cả nước.

Việc lần đầu tiên một địa phương cùng lúc dẫn đầu cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất quốc gia đã đưa Hải Phòng vào vị thế đặc biệt - một hình mẫu mới về quản trị đô thị hiện đại và phát triển đột phá. Thành công này không chỉ là bước tiến của một thành phố cảng năng động mà còn là lời cam kết mạnh mẽ về khát vọng vươn tầm quốc tế của một đô thị đầu tàu phía Bắc.

Không chỉ đứng đầu về PCI - thước đo chất lượng điều hành kinh tế cấp địa phương, Hải Phòng còn đồng thời giữ vị trí cao nhất ở hai chỉ số quan trọng khác là Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Anh Quân - Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng đón nhận chứng chỉ chỉ số cạnh năng lực tranh cấp tỉnh 2024
Đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng đón nhận chứng chỉ chỉ số cạnh năng lực tranh cấp tỉnh 2024

Đây là lần đầu tiên một địa phương cùng lúc đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo nên một dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố cảng.

Theo công bố của các cơ quan chức năng, năm 2024 Hải Phòng đạt 73,28 điểm PCI, dẫn đầu cả nước. Trước đó, thành phố cũng đã được Bộ Nội vụ công bố là địa phương đứng đầu Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng khẳng định: “Thành tích dẫn đầu cả 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố. Đây là thành quả của quá trình kiên trì cải cách toàn diện, với quyết tâm lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”.

Hải Phòng xác định cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thành phố triển khai nhiều mô hình mới, hiệu quả như “Chính quyền điện tử thân thiện”, “Chính quyền số phục vụ”, gắn với các nguyên tắc “6 rõ” - rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền.

100% thủ tục hành chính được giải quyết tại Bộ phận Một cửa hiện đại, kết nối trực tuyến từ thành phố đến xã, phường. Hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp được triển khai minh bạch, công khai kết quả và phản hồi kịp thời.

Với vị trí dẫn đầu PCI 2024, Hải Phòng nhận được sự ghi nhận tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về chất lượng điều hành, tính minh bạch, chi phí không chính thức thấp và khả năng tiên phong trong hỗ trợ nhà đầu tư.

Thống kê trong 4 năm gần đây cho thấy, Hải Phòng luôn thuộc nhóm dẫn đầu về thu hút vốn FDI, với tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

GRDP của thành phố duy trì mức tăng trưởng hai con số trong suốt 10 năm liên tiếp; thu ngân sách năm 2022 lần đầu tiên vượt 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong các năm sau.

Không dừng lại ở những thành tích hiện tại, lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng xác định rõ định hướng phát triển đến năm 2030, hướng tới mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành một “thành phố quốc tế hiện đại, bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống”.

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nhấn mạnh 7 định hướng chiến lược sẽ được thành phố tập trung thực hiện, gồm: Tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, cải cách bộ máy hành chính hiệu quả, gọn nhẹ; tái cấu trúc không gian đô thị theo hướng đa trung tâm, hài hòa giữa phát triển kinh tế và môi trường; đầu tư hạ tầng chiến lược, gồm cảng biển Nam Đồ Sơn, sân bay Tiên Lãng, đường sắt tốc độ cao; hoàn thiện thể chế đặc thù, trong đó đề xuất thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới trong năm 2025; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp sinh thái - công nghệ cao; thu hút nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ sinh thái sống và làm việc đẳng cấp quốc tế; nâng cao chất lượng điều hành, tiếp tục cải thiện chỉ số PCI và triển khai hiệu quả chỉ số DDCI ở cấp cơ sở.

“Chúng tôi xác định cải cách là động lực, doanh nghiệp là trung tâm, sự hài lòng là thước đo. Thành phố sẽ luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, người dân; sẵn sàng đổi mới tư duy, cách làm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu phát triển bền vững”, đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định.

Đọc thêm

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân Đô thị

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

TTTĐ - Với sự trách nhiệm, tận tụy cùng cách vận động thuyết phục, khéo léo của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phường Thanh Xuân Trung trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã tạo được sự đồng thuận của người dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.
Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi! Đô thị

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

TTTĐ - Phạt gấp đôi với trường hợp vi phạm là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết mới của TP Hà Nội về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Xem thêm