Tag

Hải Phòng: Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang

Văn hóa 02/01/2021 23:00
aa
TTTĐ - Tối 2/1/2020, bên dòng sông Bạch Đằng Giang lịch sử (thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên), Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng khu di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang.
Mành nghệ thuật tái hiện trang sử hàng hùng Bạch Đằng Giang
Màn nghệ thuật tái hiện trang sử hào hùng Bạch Đằng Giang
Ủng hộ 349 triệu đồng cho đồng bào dân tộc xã Thượng Trạch (Quảng Bình) UBND TP Hải Phòng khẳng định sẽ tháo dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà Vụ lùm xùm tại Viện Quy hoạch Hải Phòng: Hé lộ vụ tham nhũng lớn?

Dự buổi lễ về phía Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và một số tỉnh bạn.

Về phía Thành phố Hải Phòng có các đồng chí: Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố; Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực Thành phố; Lê Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng...; Các đồng chí nguyên là lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ; Các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Thành ủy, Ủy viên Thành uỷ; Các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố; Lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, quốc hội và nhà nước dâng hương tại Khu đền thờ các vị vua Bạch Đằng Giang
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Khu đền thờ các vị vua tại khu đi tích Bạch Đằng Giang

Hải Phòng - mảnh đất nơi cửa biển, có vị trí đặc biệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử cách mạng, mỗi dòng sông, mỗi làng quê, mỗi con đường, vùng biển và hải đảo của Hải Phòng đều gắn với những chiến tích lịch sử của các bậc tiền nhân, cũng như quá trình đấu tranh cách mạng của Nhân dân thành phố Cảng.

Trên dòng sông Bạch Đằng, ông cha ta đã 3 lần chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm, với chiến thuật trận địa cọc độc đáo, cùng sự mưu lược, quả cảm của Nhân dân đã làm nên những chiến thắng vĩ đại, đập tan sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Khu Di tích Bạch Đằng Giang là quần thể kiến trúc tâm linh mang giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với những trận thủy chiến bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử với những chiến công oanh liệt của Đức Vương Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Quần thể khu di tích bao gồm: Linh Từ Tràng Kênh, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền thờ Đức vương Ngô Quyền, Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Đền thờ Mẫu, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trúc Lâm tự Tràng Kênh, Quảng Trường chiến thắng Bạch Đằng, văn bia, nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng. Khu Di tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm trong cả nước thực hiện 3 không: Không thương mại, không buôn bán hàng quán tại khu di tích; Không thu bất kỳ một loại phí nào khi du khách vào tham quan, kể cả phí gửi xe; Không rác thải, khu di tích luôn luôn được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ.

Với ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn của Khu di tích Bạch Đằng Giang, ngày 04/11/2020, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3229/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Di tích cấp Quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang, trên cơ sở đó Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang và chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang”.

Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố đón nhận Bằng xếp hạng Khu Di tích lịch sử Quốc gia  Bạch Đằng Giang
Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố đón nhận Bằng xếp hạng Khu Di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang

Chương trình nghệ thuật thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các Anh hùng dân tộc đã có công lớn trong các trận chiến trên sông Bạch Đằng; Khẳng định tiềm năng và trí tuệ của con người Việt Nam; Những giá trị nổi bật của các trận thắng trên sông Bạch Đằng đối với lịch sử nước ta và thế giới.

Đồng thời, khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng của dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới.

Thông qua chương trình “Hào khí Bạch Đằng Giang”, Hải Phòng cũng sẽ giới thiệu và quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo của di tích Quốc gia Bạch Đằng Giang; Của một Hải Phòng với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, đang vươn mình mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Văn Thành, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng nhấn mạnh: Hải Phòng vùng đất cửa biển, vùng Đông Bắc tổ quốc, luôn giữ vị trí chiến lược trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các triều đại phong kiến của dân tộc ta đều xác định vùng đất này là yết hầu của kinh thành.

Sông Bạch Đằng chảy giữa huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thời phong kiến, từ cửa biển Nam Triệu vào sông Bạch Đằng, tàu thuyền sẽ ngược lục đầu giang vào thẳng tới kinh đô. Hai bờ sông Bạch Đằng là hệ thống các sông ngòi dày đặc, núi non hiểm trở, có nhiều hang động đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí trận địa phòng thủ quốc gia.

Đồng chí Lê Văn Thành, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng phát biểu tại buổi lễ
Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng phát biểu tại buổi lễ

Vào thế kỷ thứ X và XIII đã diễn ra ba trận thủy chiến hào hùng của dân ta chống quân xâm lược phương Bắc. Năm 938, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã sử dụng trận địa cọc gỗ, vận dụng quy luật thủy triều lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Chỉ trong một ngày, quân và dân ta đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược, kết thúc chiến tranh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc.

Sau chiến thắng, Anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã xưng vương, bắt tay vào xây dựng triều đình, chọn Cổ Loa - kinh thành nước Âu Lạc xưa làm kinh đô, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước.

Trên dòng sông Bạch Đằng năm 981, Hoàng đế Lê Đại Hành đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục sử dụng phương pháp trận địa cọc gỗ để tổ chức kháng chiến, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của triều đình nhà Tống, giữ vững nền độc lập tự chủ, đưa đất nước Đại Cồ Việt bước vào thời kỳ xây dựng phát triển hùng mạnh.

Cũng trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288, Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn một lần nữa đã vận dụng sáng tạo địa hình trận địa cọc gỗ và quy luật sông nước Bạch Đằng, lãnh đạo quân và dân nhà Trần với hào khí Đông A đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông, lập nên một trong những chiến công oai hùng bậc nhất trong lịch sử, chấm dứt giấc mộng xâm lăng xuống khu vực Đông Nam Á của đế chế Nguyên Mông, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho quốc gia Đại Việt.

Trong cả 3 cuộc kháng chiến trong giặc ngoại xâm nói trên, cùng với cả nước, Nhân dân Hải Phòng luôn có những đóng góp to lớn. Những người nông dân, ngư dân miền cửa biển đã trở thành những chiến binh, dân binh đứng dưới ngọn cờ của các vị anh hùng dân tộc. Nhiều người trở thành những vị tướng tài giỏi lập nhiều công trạng, được nhân dân lập đền thờ tôn vinh là những vị thần, thành hoàng trên nhiều làng quê, khu phố của Hải Phòng.

Chỉ cùng một dòng sông, trong hai thế kỷ khác nhau, diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm, chiến thắng đều thuộc về dân tộc chính nghĩa. Các chiến thắng trên sông Bạch Đằng đều là những dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, đều mở ra một thời kỳ hòa bình lâu dài và một thời kỳ phát triển thịnh vượng của đất nước.

Tất cả những điều đó của dòng sông Bạch Đằng ngàn năm qua trong tâm thức của mọi người dân Hải Phòng đều là dòng sông huyền thoại, linh thiêng, là mạch nguồn sức mạnh kỳ diệu của dân tộc. Niềm tự hào về dòng sông Bạch Đằng về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc đã góp phần hun đúc lên bản sắc của người dân Hải Phòng. Đó là tinh thần trung kiên, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Phẩm chất đó đã được phát huy liên tục trong suốt dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm cho tới ngày nay và trở thành nguồn lực sức mạnh nội sinh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố, nguồn sức mạnh đó cùng với những thành tựu đạt được sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đã góp phần cùng cố vững chắc niềm tin của chúng ta về tương lai phát triển rực rỡ của thành phố và đất nước như mục tiêu, định hướng mà Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết XIII của Đảng đề ra.

Với tấm lòng thành kính, tri ân các vị Anh hùng dân tộc, các bậc tiên liệt, Nhân dân thành phố Hải Phòng đã tận tâm, tận lực xây dựng khu di tích này tại vùng đất Tràng Kênh, trung tâm của khu chiến trường năm xưa. Trải qua gần 20 năm liên tục, được bồi đắp và hoàn thiện bằng nguồn lực xã hội hóa, từ tấm lòng của nhân dân thành phố và nhân dân cả nước, Khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hoàn thành với quy mô như này nay.

Các đền thờ ba vị anh hùng dân tộc gắn liền với các chiến thắng Bạch Đằng, chùa Trúc Lâm Tự thờ Phật tổ Thích Ca và Phật hoàng Trần Nhân Tông; Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Đền thờ Thánh Mẫu; Đền thờ Tướng công Hoàng tử Lê Duy Mật; Cùng các văn bia tượng đài uy nghiêm, thần thái, đều là những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc.

Đặc biệt, việc phát hiện các bãi cọc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 tại thôn Cao Quỳ (xã Liên Khê),thôn Đầm Thượng (xã Lại Xuân) huyện Thủy Nguyên càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của khu di tích Bạch Đằng Giang.

Và hôm nay, chúng ta vui mừng đón nhận Bằng xếp hạng Khu di tích Bạch Đằng Giang là Khu di tích lịch sử Quốc gia. Lễ đón nhận diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 1082 năm chiến thắng đầu tiên trên sông Bạch Đằng của Đức vương Ngô Quyền ngày 31/12/938 – 31/12/2020; Chuẩn bị kỷ niệm 1045 năm chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 2 trên sông Bạch Đằng của Hoàng đế Lê Đại Hành 28/4/981 – 28/4/2021, và kỷ niệm 733 năm chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn 9/4/1288 – 9/4/2021...

Trong chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, các đoàn nghệ thuật của TP Hải Phòng cũng tổ chức biểu diễn phục vụ Nhân dân với các vở diễn: Hào khí Bạch Đằng Giang, Đức vương Ngô Quyền, Hoàng đế Tiền Lê, Tướng quân Phạm Ngũ Lão và chương trình ca múa nhạc “Âm vang Bạch Đằng Giang” theo đề án sân khấu truyền hình; Tổ chức trưng bày triển lãm về các trận thắng trên sông Bạch Đằng tại Quảng trường Nhà hát thành phố và tại Khu di tích Bạch Đằng Giang từ ngày 30/12/2020 đến hết ngày 5/1/2020.

Quang Chiến

Đọc thêm

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản Nghệ thuật

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Năm 2025, đánh dấu hành trình 10 năm lễ hội, sự kiện được tổ chức quy mô lớn hơn bao giờ hết với nhiều hoạt động văn hóa đồng hành phong phú và sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.
Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí Thời trang - Làm đẹp

Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí

TTTĐ - Mới đây, nhà thiết kế Nhật Thực thực hiện show diễn thời trang thường niên tại Hà Nội mang tên "Bước ra từ cổ tích". Sự kiện đưa khán giả, đặc biệt là các em nhỏ trở về với thế giới cổ tích lung linh - nơi cái đẹp, cái thiện và những giá trị nhân văn được tôn vinh bằng ngôn ngữ của thời trang.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành” Văn hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.
Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Xem thêm