Tag

Hải Phòng phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố

Văn hóa 16/04/2022 23:30
aa
TTTĐ - Sáng 16/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố Hải Phòng. Tham dự có đại diện một số trường đại học đào tạo chuyên ngành mỹ thuật và họa sĩ, nhà điêu khắc tiêu biểu.
Hải Phòng phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố 5 tỉnh, thành phố hợp tác phát triển du lịch với Hải Phòng, Quảng Ninh Hải Phòng kích cầu du lịch “Đồ Sơn – Sắc màu của biển 2022” Hàng loạt sự kiện sẽ diễn ra tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2022 Anh Nguyễn Đình Hưng tái đắc cử Bí thư Đoàn trường Đại học Hải Phòng
Bà Trần Thị Hoàng Mai – Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng phát biểu
Bà Trần Thị Hoàng Mai – Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng phát biểu

Thành phố Hải Phòng là địa phương có lịch sử vinh quang hàng ngàn năm, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, kết tinh, tỏa sáng truyền thống Bạch Đằng. Các thế hệ người Hải Phòng đã nối tiếp nhau kiên cường trụ vững, tạo dựng nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, yêu nước nồng nàn, phóng khoáng, trọng nghĩa trong giao tiếp, góp phần xứng đáng vào tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã đi vào lịch sử là thành phố “Trung dũng quyết thắng”, đoàn kết, chủ động, năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi vào thơ và nhạc với tên gọi “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” luôn thắm mãi bản sắc văn hóa của một thành phố biển.

Bước vào thời kỳ mới với một vị thế và tầm nhìn mới, Hải Phòng cần một biểu tượng xứng tầm để định vị rõ nét hơn trên bản đồ cả nước và quốc tế. Biểu tượng chính thức của thành phố khi được lựa chọn sẽ là hình ảnh nhận diện quan trọng, xuyên suốt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giúp nâng cao thương hiệu, vị thế của người Hải Phòng trong tất cả các sự kiện.

Tại Lễ phát động, bà Trần Thị Hoàng Mai – Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết: “Với sự ủng hộ của Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam, các trường đại học chuyên ngành, Hội Mỹ thuật Hà Nội, các cơ quan truyền thông cùng sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân; Các họa six, kiến trúc sư, nhà điêu khắc trong và ngoài nước đặc biệt ở thủ đô Hà Nội, Ban Tổ chức tin tưởng Cuộc thi hết sức quan trọng và nhiều ý nghĩa này sẽ thành công tốt đẹp”.

Họa six Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và ông Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đánh giá: “Cuộc thi được phát động lần thứ 6, thể hiện sự mong mỏi của lãnh đạo cũng như nhân dân thành phố Hải Phòng về một biểu tượng của thành phố.

Năm nay, lộ trình phát động Cuộc thi được chuẩn bị hết sức chu đáo, thời gian sáng tác đủ dài rộng, hy vọng với tình yêu Hải Phòng đủ lớn, các tác giả sẽ tạo nên những tác phẩm đẹp để thành phố Hải Phòng có thể lựa chọn được tác phẩm chất lượng cao”.

Ông Phạm Hùng Cường còn cho biết thêm: “Với quy mô và giá trị giải thưởng Cuộc thi, nhà trường sẽ đưa vào nội dung này vào bài của sinh viên chuyên ngành thiết kế, để ban tổ chức có nhiều tác phẩm để lựa chọn”.

Trước đó, ngày 23/2, tại Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng cũng diễn ra Lễ phát động Cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố Hải Phòng.

Theo đó, tác phẩm đạt giải Nhất được trao giải thưởng trị giá 500.000.000 đồng và Giấy chứng nhận của UBND thành phố. Bản quyền của tác phẩm được lựa chọn làm biểu tượng thành phố Hải Phòng thuộc về UBND thành phố.

Đọc thêm

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Hà Nội và những nghị quyết đột phá Văn hóa

Hà Nội và những nghị quyết đột phá

Để tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) và Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp văn hóa (thực hiện theo khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Xem thêm