Tag

Hạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Giáo dục 19/11/2024 18:59
aa
TTTĐ - Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí - Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đồng hành, lan tỏa hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nâng cao chất lượng giáo dục, giúp thế hệ trẻ hội nhập toàn cầu Khẳng định vị thế lá cờ đầu ngành Giáo dục Thủ đô Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo Ba Đình tiêu biểu năm 2024

Xu hướng giáo dục hiện đại: Lấy hạnh phúc làm trọng tâm

Hạnh phúc trong giáo dục không đơn thuần là sự hài lòng nhất thời hay niềm vui nhỏ lẻ trong quá trình học tập. Đây là trạng thái cân bằng giữa cảm xúc, thể chất và mối quan hệ xã hội, giúp học sinh cảm nhận được niềm vui trong học tập, kích thích sự tò mò, say mê học hỏi và đạt được hạnh phúc bền vững.

Theo Tiến sĩ Tal Ben-Shahar từ Đại học Harvard, chuyên gia về Tâm lý học Tích cực, giáo dục hạnh phúc tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập an toàn và tích cực, giúp học sinh phát triển toàn diện về cảm xúc, kỹ năng xã hội và năng lực học thuật. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hạnh phúc có mối tương quan tích cực với động lực và thành tích học tập. Một khi phát triển về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất, các em cũng sẽ đạt được những phát triển vượt bậc về trí tuệ.

Hạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt NamHạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

  Một tiết học hạnh phúc. Ảnh: TH School
  Một tiết học hạnh phúc. Ảnh: TH School
Những tiết học hạnh phúc tại TH School

Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng, học sinh phải đối mặt với nhiều thách thức như áp lực học đường gia tăng, căng thẳng từ các kỳ thi chuẩn hóa, hay sự phức tạp trong việc cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân, giáo dục hạnh phúc vì thế cũng trở thành xu hướng tất yếu. Các quốc gia như Phần Lan, Đan Mạch, Australia hay Ấn Độ đã tích hợp yếu tố hạnh phúc vào hệ thống giáo dục của mình.

Phần Lan chú trọng vào việc xây dựng trường học “không ngừng chuyển động”, tăng cường các giờ học thể chất, giảm thời gian ngồi trong phòng học để thúc đẩy hoạt động ngoài trời, kích thích sự sáng tạo, yêu thích học tập.

Trong khi đó, Đan Mạch đẩy mạnh giáo dục cảm xúc và xã hội, không chú trọng điểm số, khuyến khích học sinh được là chính mình. Australia lồng ghép khóa học Positive Detective (Công nhận điều tích cực) trong các trường học và học sinh Ấn Độ được dạy riêng về “Hạnh phúc”.

Điểm chung ở các quốc gia này là họ chú trọng xây dựng nền giáo dục dựa trên giá trị và quá trình, thay vì tập trung vào kết quả học tập, thúc đẩy sự an lành, hạnh phúc cho học sinh.

Giải pháp thực tiễn xây dựng môi trường học tập tích cực và hiệu quả

Với mong muốn đưa những giá trị của giáo dục hạnh phúc đến gần hơn với học sinh Việt Nam, TH School và Tập đoàn TH đồng hành cùng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức Hội thảo Quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục 2024.

Đây là sự kiện giáo dục quy mô lớn, hướng đến các nhà hoạch định giáo dục, lãnh đạo nhà trường, giáo viên và phụ huynh, hứa hẹn mang đến những góc nhìn mới mẻ và giải pháp thực tiễn để xây dựng môi trường giáo dục tích cực, hạnh phúc tại Việt Nam.

Thầy Stephen West - Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI)
Thầy Stephen West - Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI)

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục diễn ra vào hai ngày 23 và 24/11/2024 tại Hà Nội, quy tụ những chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới.

Các chuyên gia sẽ mang đến những góc nhìn sâu sắc về giáo dục sáng tạo, khám phá một hoặc nhiều khía cạnh của hạnh phúc dựa trên mô hình SPIRE, được phát triển bởi Tiến sĩ Tal Ben Shahar. Thông qua đó, hội thảo góp phần thúc đẩy sự hợp tác, phát triển chuyên môn, trang bị cho giáo viên, các nhà giáo dục những kiến thức và kỹ năng để nuôi dưỡng sự an lành của học sinh.

  Mô hình SPIRE gồm 5 khía cạnh chính Tinh thần, Thể chất, Trí tuệ, Quan hệ, Cảm xúc
Mô hình SPIRE gồm 5 khía cạnh chính: Tinh thần, Thể chất, Trí tuệ, Quan hệ, Cảm xúc

Hội thảo gồm ba chương trình được thiết kế với ba nhóm nội dung chính, phù hợp cho từng nhóm đối tượng tham dự.

Đối với các nhà hoạch định giáo dục, các khách mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các lãnh đạo các trường học, phiên hội thảo sáng 23/11 cung cấp những góc nhìn sâu sắc về việc tích hợp hạnh phúc và mục tiêu cá nhân vào môi trường giáo dục.

Các diễn giả sẽ mang đến những chủ đề đề cập đến giáo dục toàn diện, học tập cá nhân hóa và xây dựng môi trường học tập hạnh phúc. Bên cạnh đó, chương trình còn chia sẻ những câu chuyện áp dụng thành công mô hình trường học hạnh phúc tại một số hệ thống trường học ở Việt Nam.

Những hiểu biết của họ sẽ hỗ trợ các lãnh đạo và nhà giáo dục phát triển định hướng rõ ràng, truyền cảm hứng nhằm tạo ra bầu không khí học tập tích cực và hứng khởi. Phiên hội thảo có hỗ trợ phiên dịch qua tai nghe.

Hạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Chiều 23/11 là phiên hội thảo dành cho phụ huynh. Với trọng tâm là vai trò của phụ huynh trong việc hướng dẫn và khuyến khích sự phát triển của trẻ, phiên hội thảo này sẽ cung cấp những kỹ năng và kiến thức cần thiết để phụ huynh giao tiếp hiệu quả với trẻ, kích thích sự tò mò, sáng tạo và niềm vui trong học tập.

Các diễn giả chia sẻ các kỹ thuật nuôi dạy tích cực, ngôn ngữ động viên và các chiến lược phát triển tâm - thể - trí của con trẻ, từ đó giúp phụ huynh xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ trong bối cảnh giáo dục hiện đại.

Đặc biệt, phần giao lưu tương tác trực tiếp với các chuyên gia sẽ là cơ hội quý báu để các phụ huynh được trao đổi, giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn trong hành trình nuôi dạy con trẻ. Phiên hội thảo có hỗ trợ phiên dịch qua tai nghe.

Hạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Được thiết kế riêng cho Giáo viên và Nhà quản lý giáo dục, phiên hội thảo dành cho giáo viên diễn ra vào ngày 24/11 giới thiệu những phương pháp giáo dục sáng tạo, ứng dụng nền tảng công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Các chuyên gia quốc tế cũng sẽ chia sẻ công cụ và chiến lược để theo dõi và thúc đẩy sự an lành, hạnh phúc của học sinh, đồng thời khuyến khích tư duy phản biện và tầm nhìn toàn cầu.

Hạnh phúc trong Giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục 2024” không chỉ là cơ hội để cập nhật các kiến thức và xu hướng giáo dục hiện đại mà còn là nơi kết nối các nhà lãnh đạo, giáo viên và phụ huynh. Tất cả nhằm mục đích kiến tạo nên một nền giáo dục vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh.

Độc giả quan tâm đến giáo dục hiện đại đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia vào hành trình xây dựng một môi trường giáo dục tích cực và ý nghĩa.

Link đăng ký tham gia miễn phí hội thảo dành cho phụ huynh chiều 23/11 tại đây

Link đăng ký tham gia miễn phí hội thảo dành cho giáo viên ngày 24/11 tại đây

Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tự hào sở hữu đội ngũ nhân lực là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và quốc tế, là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và triển khai các giải pháp giáo dục đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.

Trong gần 10 năm qua, Viện EDI đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực trong ngành giáo dục - bằng những chương trình đào tạo, hội thảo và hội nghị chuyên ngành chuyên sâu, chia sẻ kiến thức và cập nhật các xu hướng giáo dục tiên tiến.

Những khóa huấn luyện chuyên sâu mà Viện tổ chức đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực giảng dạy và quản lý cho giáo viên, góp phần xây dựng một cộng đồng giáo dục vững mạnh và năng động tại Việt Nam và trong khu vực.

Đọc thêm

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Xem thêm