Hầu đồng và những biến tướng khiến thánh cũng phải kinh hoàng (kỳ 1)
![]() |
Trước đây cô đồng Xuân cũng phải chạy ăn từng bữa, sáng đi mua gà ở chợ đầu mối, về giết thịt rồi đi đổ cho các hàng ăn.
Vàng mã được chuyển vào sân
Trong gian nhà nhỏ nằm cuối khuôn viên đền, cô đồng Xuân, khoảng ngoài 50 tuổi, mặc bộ quần áo lụa trắng đang xịt nước hoa thơm nức để chuẩn bị lên đền chính hầu thánh.
7 giờ sáng, khách mời của cô đồng Xuân bắt đầu kéo đến. Nghe những người hầu dâng nói chuyện với nhau thì họ đều là những người thuộc hàng “đồng sang” (những ông đồng, bà đồng đại gia giàu có, làm ăn, buôn bán lớn). Bà Thiện sắp sẵn gần năm mươi túi nilon to, dày, bảo để cuối buổi hạ lộc, bỏ vào đấy cho khách mang về. Mỗi túi quà sẽ gồm một chai rượu Tây, một hộp bánh, rồi bia lon, nước ngọt, hoa quả… Bà Thiện tiết lộ, riêng mỗi túi quà ấy cũng đã đáng giá cả triệu đồng rồi.
Trong đền chính, một nhóm quay phim được thuê đến, họ đang ướm góc quay. Đồ lễ chất kín ban thờ, dưới đất cũng la liệt. Vì đền chính con nhang đệ tử đã ngồi chật cả nên chỉ có mấy hình nhân, một con ngựa, một con voi, một cái thuyền… được đưa vào, gọi là làm… đại diện.
Ném tiền như ném giấy
Tiếng chuông vang lên, cô đồng Xuân mặc bộ quần áo trắng, tất chân cũng trắng, tóc búi gọn gàng, mặt được tô vẽ cẩn thận. Bà Thiện mang ra một hộp nhỏ, lấy các loại vòng, khuyên tai, trâm để đeo lên người cô Xuân. Cô Xuân đưa hai ngón tay trỏ lên phía trước múa rất dẻo, dần dần cả bàn tay xòe ra. Tiến trống, tiếng phách nhanh hơn, nến nhang nghi ngút khói. Người cô Xuân bỗng nhiên lắc lư, xoay vòng tròn…
Cô đồng Xuân mắt sáng rực, cô vừa nhảy múa vừa đón nước, rượu, từ các bà hầu dâng. Cô mở cái tráp trước mặt, rút từng tờ 500.000đ, khéo léo kẹp giữa hai ngón tay rồi ném ra. Các bà hầu dâng vội vàng nhặt lên, bỏ vào cái hộp để trước mặt đội cung văn. Tiếng trống, tiếng phách lại giòn hơn, đàn hát như “hăng say” hơn.
|
Mâm đồ lễ trong buổi hầu đồng.
Sau mỗi giá đồng, chốc chốc lại có người đi bằng đầu gối đến bỏ tiền vào một cái đĩa, cúi đầu nâng hai tay đưa cho cô Xuân rồi ghé tai cô thì thầm điều gì đó, cô khẽ mỉm cười gật gật. Những người này đang xin lộc Thánh, họ là những người làm ăn buôn bán nên chủ yếu chỉ xin tiền xin bạc.
Vào giá đồng tiếp theo, cô Xuân cầm nắm nhang múa trên mâm lễ rồi cầm xấp tiền 500.000đ, xòe ra như quạt giấy rồi nhảy múa rất dẻo. Bất ngờ cô vung xấp tiền xuống phía những người đang sì sụp khấn vái. Những tờ bạc mệnh giá 500.000đ bay tứ tung, con nhang đệ tử liên tục tung hô: “Lạy cô, cô đẹp quá, cô múa hay quá!”. Tiền lại tiếp tục được ném ra, con nhang đệ tử tranh nhau nhặt, thi thoảng có người kêu oai oái vì tranh tiền bị giẫm phải tay chân.
Đến trưa, các giá đồng mới kết thúc. Toàn bộ đồ lễ được hạ xuống để chia nốt cho mọi người. Cô đồng Xuân có vẻ đã thấm mệt, song khuôn mặt giãn ra đầy mãn nguyện. Đám cung văn cũng hồ hởi xếp lại dụng cụ. Có vẻ hôm nay họ được cô thưởng cho khá nhiều. Núi vàng mã đốt xong, thì những mâm cỗ đã được bưng ra để đãi con nhang đệ tử thân thiết đến dự.
Vàng mã được xếp đầy sân.
Từ buôn gà thành cô đồng “đại gia”
Cô đồng Lê Thị Xuân đã có thâm niên 10 năm hầu đồng “chuyên nghiệp”. Hàng xóm của cô cho biết, trước đây cô đồng Xuân cũng phải chạy ăn từng bữa, sáng đi mua gà ở chợ đầu mối, về giết thịt rồi đi đổ cho các hàng ăn. Hơn ba mươi năm trước phương tiện đi lại còn hiếm, cô phải mang quang gánh, thúng mủng cuốc bộ mấy chục cây số từ chợ đầu mối về nội thành.
Có lần buôn bán thua lỗ nặng, nghe có người mách đi hầu đồng để… xin các ngài cho buôn may bán đắt, cô Xuân ra trình đồng ở tuổi 35. Ngẫu nhiên sau đó việc làm ăn của nhà cô thuận lợi trở lại. Không chỉ thế, việc buôn gà còn ngày một mở rộng, vợ chồng cô nhập gà từ biên giới về tiêu thụ rồi thành đầu nậu của cả một khu vực phía tây Hà Nội.
Từ đó, năm nào cô cũng bỏ một số tiền khá lớn ra để làm lễ hầu thánh. Cũng từ những cuộc hầu đồng đó, cô quen biết nhiều hơn với những người buôn bán khác. Bàn giao đại lý gà cho chồng con, cô chuyển sang buôn quần áo. Ban đầu chỉ là nhập hàng Trung Quốc về theo kiểu mua cân, bán cái, một vốn bốn lời. Dần dà cô chuyển sang buôn mỹ phẩm và quần áo “hàng hiệu”, đổ cho nhiều cửa hàng lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Việc buôn hàng trốn thuế vốn dĩ đã mang lại lời lãi cao, nay mặt hàng đánh trúng thị hiếu và tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng (thực ra là hàng Trung Quốc nhái nhãn hiệu nước ngoài) nên tiền đổ về túi cô ngày càng nhiều. Cô Xuân tin là vì mình đã được thánh cho lộc, thế nên cô không tiếc tiền đổ vào các cuộc hầu đồng.
Ban đầu, cô chỉ tổ chức hầu đồng một năm hai lần vào tháng ba, tháng tám. Khoảng mười năm nay, đến các ngày lễ Thượng Nguyên (tháng Giêng), Nhập Hạ (tháng Tư), Tán hạ (tháng Bảy), Tất niên (tháng Chạp), Hạp ấn (25 tháng Chạp), cô đều sắm sửa khăn áo hầu đồng, nhưng to nhất, đổ nhiều tiền nhất vẫn là hai dịp “tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”.
Cung văn Lý Quốc Hải “hợp tác” với cô đồng Xuân đã được 4 năm. Cô đi hầu thánh ở các đền thờ, Hải đã theo cô đi hầu từ những ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nội đến khắp các đền ở Hà
Hải kể, tất cả những bộ quần áo cô Xuân mặc để hầu thánh đều là loại xịn, vải tốt nhất và thợ may giỏi nhất, mỗi bộ có giá đến cả chục triệu đồng. Rồi những gì cô đã dâng lên thánh thì đều phải là những thứ ngon nhất, xịn nhất, vì như thế nên xin thánh cái gì… cũng dễ.
Tôi hỏi: “Những người dự lễ được ban lộc, tiền mặt cũng phải được vài triệu ấy nhỉ?”. Hải trả lời: “Có người được nhiều, có người được ít, nhưng trung bình cũng chả dưới chục triệu. Có người còn bỏ đến 1,3 tỷ để hầu thánh, như thanh đồng Tuấn ở Đống Đa ấy, có người được cả trăm triệu tiền lộc, ông Tuấn ấy vốn là đại gia bất động sản mà. Đấy chỉ là tôi biết thôi, chứ còn nghe anh em trong nghề nói thì có những người còn bỏ nhiều tiền hơn thế nữa cơ. Nói chung là đã hầu đồng thì vô cùng lắm, chả biết thế nào mà nói đâu.”
Hiện tượng nhập đồng đã có từ thuở hồng hoang của loài người, nó được coi như là tôn giáo sơ khai (thuật ngữ quốc tế là Saman giáo), phổ biến trên toàn thế giới. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc… thông qua việc nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng. Khi vị thần linh nào đã giáng thì các ông đồng, bà đồng trở thành hiện thân của vị thần đó.
Nguồn:Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ấn tượng âm sắc đại ngàn trong "Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội"

Hà Nội sát cánh cùng Lâm Đồng phát triển văn hóa, du lịch, thương mại

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội

Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia

Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ
