Hiệu quả của việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia trên đất liền
![]() |
Việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia được tiến hành tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương (Nha Trang). Trong khoảng 18 tuần tiếp theo, mỗi tuần, sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô có kích thước 50m x 50m đã được chia sẵn theo bản đồ.
Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, đây là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường.
Trong thời gian thả muỗi vằn mang Wolbachia, các nhà khoa học sẽ thường xuyên theo dõi quần thể muỗi và giám sát tình hình bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng.
Thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia trên đất liền
Muỗi vằn mang Wolbachia sau khi được thả ra thực địa sẽ cặp đôi, sinh sản và tự duy trì trong môi trường tự nhiên. Muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực mang hoặc không mang Wolbachia cũng đều sinh ra trứng nở thành thế hệ muỗi tiếp theo mang vi khuẩn Wolbachia.
Trong cơ thể muỗi, vi khuẩn Wolbachia sẽ ức chế (ngăn chặn) sự xâm nhập và nhân lên của virus Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) và virus Zika, do đó các virus gây bệnh này hầu như không còn khả năng truyền từ muỗi sang người.
Hơn nữa, muỗi cái không mang vi khuẩn Wolbachia nếu giao phối với muỗi đực có Wolbachia thì trứng do con cái sinh ra sẽ không nở (do cơ chế bất hợp dịch bào), nhờ đó sẽ làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cảnh báo gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè

Công tác y tế, phòng dịch được đảm bảo

Sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong

Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử
