Tag

Hồ Tây là khu vực tiềm năng rất lớn, đặc biệt về văn hóa

Đô thị 08/08/2022 14:53
aa
TTTĐ - Hồ Tây là một địa điểm nổi tiếng, gắn liền với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội cả ngàn năm qua. Nhận định đây là khu vực tiềm năng rất lớn, đặc biệt là về văn hóa, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội đã có những chia sẻ về các nội dung xoay quanh đồ án trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An 1/500 đang được dư luận quan tâm. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm.
Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy dựng ngôi nhà nghệ thuật bên hồ Tây Để sen hồ Tây vẫn ngát hương trong lòng người Tràng An Luôn lắng nghe ý kiến của người dân để quyết tâm hoàn thiện đồ án quy hoạch

Quy hoạch khu vực Hồ Tây đã được đặt ra từ năm 1994

Hà Nội không chỉ là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia mà còn là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và trung tâm kinh tế, giao lưu quốc tế. Và để xác định được trung tâm văn hóa này như thế nào thì đã có cả một quá trình nghiên cứu rất dài.

Từ thời phong kiến chúng ta đã định hình được, sau đó là thời Pháp thuộc và đặc biệt từ sau năm 1954 đến nay Hà Nội đã có 7 lần quy hoạch chung và 4 lần điều chỉnh địa giới. Trong đó, sau thời kỳ đổi mới năm 1986 và đặc biệt sau khi điều chỉnh lại địa giới giữa Hà Nội và Hà Tây thì quy hoạch chung của toàn thủ đô Hà Nội năm 1992 đã xác định Hà Nội có các khu vực đặc thù, các khu vực trung tâm văn hóa của thành phố.

Hồ Tây là khu vực tiềm năng rất lớn, đặc biệt về văn hóa
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội

Trong quyết định đã nói rất rõ, ngoài khu vực Ba Đình, hồ Hoàn Kiếm còn có trung tâm là khu vực Hồ Tây. Quy hoạch năm 1992 đã xác định cần phát huy giá trị của các khu vực này; Đồng thời đưa ra một yêu cầu rất chặt chẽ đó là bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của khu vực, không để xâm phạm hoặc làm sai phạm đến cảnh quan đó.

Ngay sau quy hoạch chung năm 1992, Hà Nội rất quan tâm đến các khu trung tâm. Hà Nội đã có quy hoạch khu phố cổ, quy hoạch khu vực Hồ Gươm và năm 1994 có quy hoạch khu vực Hồ Tây và bán đảo Quảng An. Đây là cụ thể hóa của quy hoạch năm 1992.

Trong quy hoạch, khu vực Hồ Tây và bán đảo Quảng An đã xác định được rõ chức năng là trung tâm văn hóa, công cộng và đặc biệt đưa ra yêu cầu phục vụ cho du lịch, khai thác cảnh quan. Đây là một điểm nhấn mới của thủ đô Hà Nội.

Nghĩa là, ngay từ năm 1994 vấn đề quy hoạch khu vực Hồ Tây đã được đặt ra, và có thể nói lúc đó chúng ta đã rất chú trọng khu vực bán đảo Quảng An và khu vực ven phía Tây Hồ Tây. Từng bước chúng ta đã hình thành được 2 trục không gian. Một là trục không gian ở phía tây Hồ Tây và điểm xuất phát từ vành đai 3 (Công viên Hòa Bình) và một trục ở bán đảo Quảng An - sau năm 1995 được đặt tên là đường Đặng Thai Mai. Có thể nói ngay từ những năm đầu, chúng ta đã xác định được 2 trục không gian chính và trong đó đã định hình, chức năng, nhiệm vụ.

Đến năm 1998, chúng ta lại có quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội. Đây là quy hoạch mà lần đầu tiên đô thị trung tâm Hà Nội mở rộng sang phía Bắc sông Hồng, trước đây chỉ hoàn toàn phát triển ở phía Nam. Chính từ quy hoạch này chúng ta đã tạo ra những đột phá. Ví dụ năm 2001, chúng ta đã hình thành quận Long Biên - quận đầu tiên của đô thị trung tâm nội thành vượt sang sông Hồng, điều mà từ trước tới nay chưa từng có.

Riêng đối với khu vực Hồ Tây, một lần nữa nhấn mạnh thêm về vai trò của khu vực bán đảo Hồ Tây và khu vực Hồ Tây. Trong quy hoạch lần này, xác định rõ rằng có trục không gian nối từ phía Tây Hồ Tây (tức từ Công viên Hòa Bình - đó là trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, thậm chí có cả các cơ quan trung ương cũng gần đây) giao cắt với trục Cổ Loa, Đặng Thai Mai, bán đảo Quảng An để tạo thành một trục không gian Thăng Long - Hà Nội truyền thống nhưng hiện đại.

Quy hoạch năm 1998 đã tạo ra một điểm nhấn của giao điểm này đó là khu vực Đầm Trị - khu vực gắn kết với các di tích lịch sử xung quanh. Có thể nói, trong giai đoạn này, sau quy hoạch năm 1998, khu vực bán đảo Quảng An và khu vực phía Tây Hồ Tây đã nở rộ những công trình kiến trúc mà đến nay còn thể hiện là dấu ấn của kiến trúc Hà Nội, của Việt Nam.

Ví dụ như khách sạn Sheraton Hà Nội ở đầu đường Thanh Niên là một điểm nhấn đã đóng góp rất lớn, một dấu ấn rất quan trọng. Đặc biệt, chúng ta cũng tôn tạo khách sạn Thắng Lợi được xây dựng từ năm 1974 để thể hiện tình hữu nghị Việt Nam - Cuba. Chúng ta đã chỉnh trang công trình này và không chấp nhận việc cải tạo phá vỡ các di tích. Đặc biệt nhất việc khai thác mặt nước Hồ Tây như thế nào cũng được dư luận đóng góp và có ý kiến từ Trung ương, từ Chính phủ và từ Bộ, ngành.

Hồ Tây là khu vực tiềm năng rất lớn, đặc biệt về văn hóa
Hiện có nhiều nhà hàng quán tạm mọc lên bên hồ Đầm Trị

Như vậy, đến quy hoạch năm 1998, chúng ta đã khẳng định lại được giá trị của khu vực bán đảo Quảng An trong định hướng chung. Đến năm 2008, sau khi mở rộng địa giới, chúng ta có 3 năm nghiên cứu với sự tham gia của các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài. Việc thẩm định cũng mời chuyên gia nước ngoài, với sự thông qua của trung ương Đảng, của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch Hà Nội mới đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 là Quyết định 1259 (hay còn gọi quy hoạch năm 2011). Trong quy hoạch năm 2011, TP đã xác định được rất nhiều vấn đề, trong đó xác định một trung tâm dịch vụ, văn hóa, thương mại nằm ở phía Tây Hồ Tây và đặc biệt khu vực bán đảo Hồ Tây.

Lúc này chúng ta đặt ra những chức năng cho khu vực này như bảo tàng, nhà hát cấp quốc gia. Có thể nói sau quy hoạch năm 2011, vấn đề chức năng, văn hóa được nhấn mạnh hơn nữa và đây là thời kỳ chúng ta rất chú trọng đến tìm vị trí để xây dựng những nhà hát cấp quốc gia. Không chỉ trong nước mà nước ngoài hỗ trợ chúng ta rất nhiều. Đã có lúc chúng ta rộ lên việc triển khai xây dựng nhà hát Hoa Sen ở khu vực trung tâm thể thao Mỹ Đình hiện nay.

Đặc biệt quy hoạch năm 2011 đã xác định rõ khu vực bán đảo Hồ Tây sẽ có một nhà hát hoặc một bảo tàng thích hợp. Tiếp tục thực hiện quan điểm này, chúng ta có quy hoạch phân khu, chúng ta gọi là quy hoạch phân khu A6 Hồ Tây, bán đảo Hồ Tây. Đây là quy hoạch tương đồng với quy hoạch năm 1994 (tức sau gần hơn 20 năm). Trong quy hoạch phân khu A6 khẳng định rõ vị trí giao điểm giữa trục Tây Hồ Tây và trục Cổ Loa là một nhà hát đa năng, cũng xác định rõ vị trí các công trình phải bảo tồn, tôn tạo và đặc biệt có thể thể hiện lại các ý tưởng và cảnh quan xung quanh. Như vậy, để có được quy hoạch phân khu A6, chúng ta đã trải qua một thời gian rất dài. Gần 30 năm, chúng ta đã đặt ra vấn đề làm trung tâm văn hóa nhưng làm cái gì thì đến quy hoạch A6 mới xác định đó là một nhà hát đa năng.

Nếu chúng ta tĩnh tâm nhìn lại giai đoạn này sẽ thấy khu vực bán đảo Quảng An là nơi rất hấp dẫn không chỉ là đầu tư trong nước mà còn là nước ngoài, và đây cũng là nơi xảy ra nhiều dự án không thành công lẫn những dự án thành công để lại dấu ấn. Ví dụ dự án Thủy cung Thăng Long hay một số dự án các khu đô thị ở đây, một số dự án hiện nay vẫn còn đang dang dở...

Lần này chúng ta mạnh dạn đặt ra một công trình mới, có thể nói đây là kế thừa định hướng rất chuẩn xác và đúng hướng từ quy hoạch năm 1992. Thứ hai, chúng ta đã rút kinh nghiệm các bài học để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là mặt nước. Thứ ba, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng - kỹ thuật để thu hút cộng đồng dân cư, bạn bè nước ngoài đến với trung tâm mới, nhằm giảm áp lực cho nội đô lịch sử của thành phố Hà Nội.

Sau khi phân khu quy hoạch này ra đời, gần đây nhất chúng ta đặt ra vấn đề điều chỉnh lại khu vực xung quanh trục đường Đặng Thai Mai (tức trục trung tâm của bán đảo Hồ Tây) rất được dư luận, báo chí, truyền thông quan tâm.

Qua dư luận, báo chí, truyền thông cho thấy rằng nhân dân rất quan tâm đến văn hóa hiện nay, đặc biệt thể hiện sự yêu quý, ngưỡng mộ với khu vực Hồ Tây và bán đảo Quảng An. Tôi cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng. Hy vọng với ý kiến của truyền thông, báo chí, nhân dân, chúng ta sẽ thành công trong lựa chọn xây dựng mới.

Tuy nhiên có những điều chúng ta phải thống nhất với nhau trong cách tiếp cận. Đây là những ý kiến, định hướng về điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chứ chưa phải là ý kiến về bản thân công trình sẽ như thế nào, hay khi nào thực hiện dự án.

Qua tất cả những điều trên, dù có trái chiều nhau đi chăng nữa, ai cũng khẳng định rằng một nhà hát đa năng ở vị trí này là hợp lý. Vị trí này phải được thiết kế xứng tầm là công trình văn hóa thủ đô nhưng vẫn phải tôn trọng cảnh quan thiên nhiên, tôn trọng các di tích lịch sử, đặc biệt kế thừa các công trình kiến trúc đã để lại dấu ấn của Hà Nội suốt từ quy hoạch bán đảo Hồ Tây từ năm 1994 đến nay.

Sự phát triển của Hà Nội không chỉ bó hẹp trong khu vực nội đô

Về mặt định hướng, khu vực Hồ Tây đã được xác định quy hoạch từ năm 1992, nhưng cụ thể từng lô đất, từng khu vực được bố trí những công trình gì thì còn có sự khác nhau. Riêng bán đảo Quảng An đã có rất nhiều quy hoạch, ví dụ như quy hoạch phía tây Hồ Tây năm 1994, sau đó đến quy hoạch quận Tây Hồ và gần đây là quy hoạch phân khu A6 cũng đã xác định rõ chức năng. Như vậy, chỉ có một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để gắn kết các quy hoạch khu vực Hồ Tây này với tổng thể phát triển của thành phố Hà Nội. Đây là bài học từ khu vực phố cổ, khu vực Hoàn Kiếm như chúng ta đã thấy. Khu vực Hoàn Kiếm từ năm 1995 đã đặt ra phố đi bộ nhưng mãi tận hơn 15 năm sau chúng ta mới tổ chức được tuyến phố đi bộ.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là phải tuyên truyền để nhân dân thấy rõ rằng sự phát triển của Hà Nội không chỉ bó hẹp trong khu vực nội đô lịch sử, ở những khu vực chúng ta thường quan tâm như Hồ Hoàn Kiếm, Ba Đình hay phố cổ mà phải phát triển xa hơn. Trong đó, Hồ Tây là khu vực tiềm năng rất lớn, và đặc biệt là tiềm năng về văn hóa bởi chưa có khu vực nào có giá trị văn hóa xác định chặt chẽ như ở đây.

Đi ngược lại lịch sử, từ thời phong kiến, rất nhiều doanh nhân, nhà văn hóa đã quan tâm đến khu vực Hồ Tây như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trãi... Hơn nữa, chưa bao giờ khu vực Hồ Tây và bán đảo Quảng An có nhiều di tích tầm cỡ quốc gia như vậy. Chúng ta thấy có tới 30 di tích quốc gia đã xếp hạng và còn gần 25 di tích chưa xếp hạng nhưng rất có giá trị.

Một điều đặc biệt nữa, đây là khu vực mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là làng nghề, cả làng nghề thủ công, làng nghề ẩm thực... Một vấn đề nữa về cảnh quan ở bán đảo Hồ Tây và Hồ Tây là những người làm công tác quy hoạch, kiến trúc từ những năm 2012 trở đi đã nghiên cứu kỹ hơn. Đặc biệt từng có hội thảo quốc tế mà ở đó rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã đề nghị nhà nước công nhận khu vực Hồ Tây là danh lam thắng cảnh quốc gia, là di tích đặc biệt, tuy nhiên đến nay chưa triển khai được.

Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt nhất để tránh những ý kiến trái chiều trong thời gian gần đây về quy hoạch trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An là phải tiếp cận được tổng thể, thấy được mục tiêu phát huy, khai thác giá trị văn hóa rất phong phú, rất đa năng của khu vực này. Đặc biệt, thực hiện quy hoạch sẽ tạo động lực mới để tiếp tục phát huy những định hướng mà chúng ta đã đặt ra từ gần 30 năm nay. Đây là một tiềm lực rất lớn để chúng ta phát triển Hà Nội, hướng tới năm 2030 để trở thành đất nước xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại.

Hồ Tây là khu vực tiềm năng rất lớn, đặc biệt về văn hóa
Quy hoạch trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

Trong điều chỉnh quy hoạch lần này đã rất chú trọng đến yếu tố cảnh quan của khu vực trục trung tâm bán đảo Quảng An. Ở đây cũng đã kết thừa, phát huy những giá trị đã có. Có lẽ chúng ta vẫn phải nhìn nhận, phải tìm hiểu kỹ hơn nữa về mối quan hệ giao thông, về liên kết giữa khu vực này với xung quanh như thế nào?

Ví dụ, Hồ Tây có giá trị như thế chắc chắn không lâu chúng ta sẽ khai thác, tổ chức các du lịch, dịch vụ trên mặt nước và điều này đã được đặt ra từ rất lâu. Vậy việc kết nối giữa giao thông thủy với các dịch vụ mặt nước Hồ Tây như thế nào phải làm cho rõ hơn. Đặc biệt là giao thông đường bộ, kết nối không chỉ qua tuyến đường Đặng Thai Mai, mà còn qua các tuyến đường đê Lạc Long Quân, Âu Cơ như thế nào và gắn kết với các tuyến đường vành đai ở ven Sông Hồng mà chúng ta đang quyết tâm triển khai.

Có thể thấy, trong quy hoạch này chưa có sự thuyết phục nhiều về liên kết giao thông với bên ngoài như thế nào. Một yêu cầu nữa tôi cho rằng chúng ta nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về cảnh quan, cây xanh, mặt nước đã tôn trọng nguyên tắc phát huy giá trị của bán đảo Quảng An chưa, hình dáng như thế nào? Liên kết với mặt hồ ra làm sao? Đặc biệt không gian của công trình như thế nào để gắn với xung quanh thì chúng ta phải nghiên cứu kỹ.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm

Đọc thêm

Tiếp tục hoàn thiện đề án tổng thể đầu tư đường sắt đô thị Đô thị

Tiếp tục hoàn thiện đề án tổng thể đầu tư đường sắt đô thị

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã cho ý kiến vào Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
Lựa chọn 8 gói thầu tư vấn về dự án đường sắt đô thị Đô thị

Lựa chọn 8 gói thầu tư vấn về dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - Chiều 2/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của ADB và EU.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cầu Long Đại, cầu Tăng Long, cầu Nam Lý… là những dự án quan trọng của TP Thủ Đức, không chỉ sẽ hoàn thiện hệ thống đường bộ mà còn tăng tính liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Hiện nhiều công trình còn đang thi công dang dở nhưng hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới và những lợi ích quan trọng cho thành phố sau khi hoàn thành.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Đô thị

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng Đô thị

Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời tiết tháng 6 tại Thủ đô trải qua nhiều đợt nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, kéo theo hóa đơn tiền điện tăng là nỗi lo của đa số gia đình. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí.
5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị Xã hội

5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

TTTĐ - Cảng hàng không Quảng Trị được thực hiện tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa Đô thị

Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa

TTTĐ - Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua đã phải tu sửa.
Xem thêm