Hỗ trợ gần 120 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác.
Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng, chương trình sách giáo khoa
Học nghề - con đường ngắn, cơ hội nhiều - Bài 1: Khi người trẻ không ngại chân lấm, tay dầu
Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh: Không thể chậm trễ hơn !
Điểm sàn Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019
Ban Tuyên giáo Trung ương giao ban công tác khoa giáo Đảng 6 tháng đầu năm 2019
Hướng tới một nền giáo dục đại học trung thực và chất lượng
Đề án “Hỗ trợ Học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện học sinh, sinh viên và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, cũng tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp vàn tìm kiếm và giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên để giới thiệu cho các nhà đầu tư. Tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
Hiện nay, cả nước có 1.948 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và 1.032 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, có khoảng 2.210.000 người tốt nghiệp trong đó số học sinh trung cấp, sinh viên cao đẳng khoảng 545.000 người (trình độ cao đẳng khoảng 230.000 sinh viên; trình độ trung cấp khoảng 315.000 học sinh); trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khoảng 1.665.000 người; hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn; góp phần hết sức quan trọng trong việc phát triển lực lượng lao động có kỹ năng góp phần vào việc giải quyết việc làm, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong số người học tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói trên có khả năng chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm, khởi nghiệp chiếm tỷ lệ chưa cao, chưa tương xứng với những cơ hội tự tạo việc làm, khởi nghiệp trong thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế, xã hội đất nước.
Mặt khác, trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay khoa học, công nghệ không ngừng thay đổi, phát triển, thúc đẩy khoa học quản lý thay đổi. Nhiều công nghệ mới xuất hiện và cũng nhiều công nghệ cũ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó tạo ra một trong những thách thức lớn đồng thời cũng là cơ hội để cho thế hệ trẻ có kiến thức, kỹ năng, có tính đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp có những đột phá trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản lý tạo việc làm và giá trị gia tăng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Thực tiễn, trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có những cơ sở chủ động đổi mới, tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên như: Trường Cao đẳng công nghiệp Huế đã thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tạo không gian cho giáo viên, học sinh, sinh viên sáng tạo, khởi nghiệp theo mô hình fablab, makerspace, creative lab và đã có một số sản phẩm sáng tạo do nhà trường sản xuất bán tại thị trường Huế như công nghệ in 3D từ bản vẽ, chè nấm linh chi và một số sản phẩm khác; Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đã thành lập trung tâm giáo dục STEM hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tổ chức những hội thảo khoa học hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo... Tuy nhiên, số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp còn ít, cần thiết phải có một chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp.
Trước tình hình đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Giáo dục dạy nghề xác định triển khai hiệu quả đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức rộng khắp trong các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc; đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức và có tác động mạnh mẽ đến học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời huy động, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan trong và ngoài nước vào công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
Để đạt được hiệu quả đề án, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp dự kiến sẽ hỗ trợ khởi nghiệp cho 12 triệu lượt học sinh, sinh viên; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm. Tổ chức "Ngày hội khởi nghiệp", hội nghị, hội thảo, diễn đàn giới thiệu ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hàng năm cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tổng kinh phí dự kiến cho đề án lên đến gần 120 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí xã hội hoá là gần 50%.
Tại buổi lễ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị liên quan đã ký kết thỏa thuận hợp tác, trong đó có phối hợp đào tạo nghề, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên; trao học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; tiếp nhận học sinh, sinh viên có đủ năng lực, kỹ năng nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp trong thời gian tới.