Tag

Học phí theo hình thức học online sẽ tăng hay giảm?

Giáo dục 25/08/2021 09:59
aa
TTTĐ - Năm học mới diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, theo đó nhiều gia đình bị ảnh hưởng kinh tế do dịch bệnh. Dù khó khăn chung nhưng việc học của con trẻ thì không thể dừng lại, vì thế câu chuyện thu học phí với hình thức học online đang là vấn đề mà cả nhà trường và phụ huynh đều rất quan tâm.
Lớp học online miễn phí dạy học trò nghèo của người trẻ Hà Nội Đại học Thương mại giảm học phí, hỗ trợ chi phí 4G cho sinh viên học online Nhiều trường đại học tại Hà Nội tiếp tục học online đến hết ngày 14/3

Dự báo trong năm học 2021-2022, việc học trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục và có thể kéo dài. Cho dù không mong muốn nhưng ngành giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh vẫn phải thích nghi với hình thức học này.

Trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế, điều mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay là mức học phí khi học online sẽ như thế nào? Học trực tuyến có được giảm học phí không? Với những phụ huynh khó khăn, có được hỗ trợ gì không?...

Nhiều người cho rằng, hình thức học trực tuyến "dù gì cũng đỡ tốn kém hơn" hiệu quả lại không cao như học trực tiếp, nên giảm học phí là ngành giáo dục nên nghĩ đến. Cũng không ít ý kiến nêu, việc dạy online sẽ vất vả hơn so với học trực tiếp, vì thế cần tăng.

Phía sau mỗi bài giảng trực tuyến

Học sinh trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình) học online
Học sinh trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình) học online

Nhiều giáo viên cho biết, để có một tiết giảng bài trực tuyến, các thầy cô rất vất vả, nhất là với giáo viên tiểu học. Làm sao để có một giờ học tạo được hứng thú cho học sinh và thu hút các em luôn là câu hỏi khó đối với thầy cô giáo.

Một giáo viên tiểu học cho biết: “Một buổi học trực tuyến sẽ áp lực hơn buổi học trực tiếp. Bởi ngoài dạy các con, giáo viên phải chú ý cẩn trọng hơn rất nhiều vì có phụ huynh bên cạnh kèm cặp học sinh. Phụ huynh, mỗi người một tính, có người để ý tùng lời ăn tiếng nói, từng slide cô giáo trình chiếu.

Bên cạnh đó, cô giáo sẽ phải chuẩn bị giáo án ngoài word còn powerpoint, chưa kể nếu áp dụng phiếu học tập hay câu trắc nghiệm form này, form kia thì còn kì công hơn nhiều.

Ngoài ra, việc chấm, chữa bài cũng mất không ít thời gian. Với giáo viên lớp 1 thì thường xuyên phải dạy vào buổi tối, khi phụ huynh được nghỉ làm.

Một giờ học trực tuyến của thầy trò trường Tiểu học Thủ Lệ
Một giờ học trực tuyến của thầy trò trường Tiểu học Thủ Lệ

Dù vất vả là vậy nhưng cấp tiểu học khi học online sẽ không thu tiền 2 buổi/ngày. Vì thế, các thầy cô chỉ nhận lượng theo thang bậc nhà nước. Trong khi, việc chuẩn bị cho bài giảng lại vất vả hơn cả dạy trực tiếp.

Nếu như cấp tiểu học vất vả một kiểu, thì cấp THCS lại nhọc nhằn kiểu khác. Lứa tuổi học sinh cấp THCS lớn hơn, các em dễ bị phân tán sự tập trung vào các hoạt động xung quanh. Vì vậy, để thu hút học sinh và tạo hứng thú cho các em, giáo viên buộc phải có sáng tạo và có kỹ năng. Một bài giảng có đủ trò chơi, tương tác, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức.

Theo bà Hoàng Thị Thu Phương, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội:

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP có quy định về thu học phí trong trường hợp học trực tuyến (online); Khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, Sở GD&ĐT sẽ báo cáo UBND Thành phố trình HĐND thành phố ban hành quy định về nội dung này.

Về những khó khăn của giáo viên tiểu học khi dạy trực tuyến, trong quá trình thực hiện, các trường, địa phương nếu thấy thực sự vướng mắc thì phải làm văn bản gửi Sở GD&ĐT, để từ đó Sở tham mưu, báo cáo thành phố triển khai. Nếu cần thiết, thành phố sẽ tham mưu cho Hội đồng Nhân dân để hỗ trợ việc dạy học online của thầy, cô giáo.

Chia sẻ và cùng nhau vượt khó

Được biết, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về mức thu học phí cho hình thức học trực tuyến nhưng có ý kiến cho rằng, nên chăng tăng học phí vì hình thức dạy học này, thầy cô sẽ vất vả hơn.

Cô Đặng Thị Ngọc Hường, Hiệu trưởng trường THCS Ba Đình cho biết: “Trong bối cảnh mọi thứ đều đổi mớ, việc chuẩn bị cho một tiết học trực tuyến theo yêu cầu rất vất vả, mất nhiều công sức. Thậm chí, quản lý học sinh trong một tiết học online khó hơn tiết học trực tiếp, ngoài ra còn kiểm tra, đánh giá... Tôi nghĩ, các thầy cô dã dạy thì nên có kinh phí nhưng kinh phí thế nào cho hợp lý để chia sẻ với cả giáo viên và phụ huynh trong hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay”.

Cô Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng trường THCS Thống Nhất, Ba Đình cho rằng, về giảng dạy, quả thật học trực tuyến nhiều khó khăn. Giáo viên vất vả hơn ở khâu chuẩn bị bài, nhiều phương tiện một lúc, thiết kế bài giảng Powerpoint, tương tác với học sinh thế nào để hiệu quả hơn.

Học phí theo hình thức học online sẽ tăng hay giảm?

Tuy nhiên cô Hương cũng cho rằng: “Trong thời điểm hiện nay, nên chia sẻ khó khăn với tất cả mọi người, giáo viên dù vất vả nhưng vẫn hạnh phúc hơn nhiều ngành nghề khác… Mỗi người đều phải cố gắng, tôi nghĩ nên giữ mức học phí hiện nay, cố gắng hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh”

Cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng, tạm thời trong thời điểm này, cả nước cùng khó khăn, không ít phụ huynh phải nghỉ việc không lương, vì thế, các thầy cô và ngành Giáo dục cũng nên chia sẻ, không nên tăng hoặc thu thêm khoản nào, kể cả với cấp tiểu học.

Giữ nguyên mức học phí cũ

Bà Hoàng Thị Thu Phương, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết:

Theo quy định của Luật Giáo dục, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Các trường công lập đã được ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên khi tổ chức học online không được thu của phụ huynh học sinh.

Đối với năm học 2020-2021, theo quy định tại Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên, khi triển khai dạy học trực tuyến các cơ sở giáo dục thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành. Tại thời điểm này, quy định về thu học phí của thành phố Hà Nội thực hiện theo Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND thành phố. Theo đó, mức thu cụ thể với cấp THCS trên địa bàn thành thị là 217.000 đồng/1 tháng/1 học sinh; ở khu vực nông thôn là 95.000 đồng/1 tháng/1 học sinh và ở khu vực miền núi là 24.000 đồng/1 tháng/1 học sinh.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm