Tag

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

Giáo dục 12/11/2024 18:00
aa
TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
Tập trung nguồn lực, phát triển toàn diện ngành Giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai rộng mở Hà Nội coi giáo dục là một trụ cột phát triển bền vững

Đổi mới trong thời đại số

Trước đây, trường học phải là bảng xanh phấn trắng, thầy cô là người truyền thụ kiến thức, học sinh là người nghe. Hiện giờ, nếu vẫn áp dụng lối dạy truyền thống đó thì sẽ không thể nào thu hút các em học sinh học tập.

Tiết học của học sinh khối 1, trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Tiết học của học sinh khối 1, trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Dưới vai trò tổ trưởng chuyên môn tổ 1, cô Duy Thị Khánh Hường, trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tiên phong trong việc kết hợp lồng ghép liên môn của STEM và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, cô hiện đang áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực cá nhân toàn diện như: Làm việc nhóm; chơi trò chơi; sắm vai; dạy học thực hành; dạy học theo góc; dạy học với bản đồ tư duy (mindmap)…

“Đây là các phương pháp dạy học giúp phát huy khả năng sáng tạo, sự chủ động và tính tích cực của người học. Các phương pháp này yêu cầu giáo viên phải là người có trình độ chuyên môn cao, kiến thức đủ sâu, bản lĩnh và phải thật sự tận tâm trong công việc”, cô Khánh Hường chia sẻ.

Cô Duy Thị Khánh Hường, trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Cô Duy Thị Khánh Hường, trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Trường Tiểu học Đền Lừ là đơn vị giáo dục trên địa bàn Thủ đô hiện hoạt động trên cơ sở thực hiện mô hình lớp học truyền thống, ngoài ra có phối hợp mô hình Homeschooling (kết hợp học tâp ở nhà) và mô hình dạy học trực tuyến gián tiếp.

Theo cô Duy Thị Khánh Hường: “Sau thời gian thực hiện mô hình dạy học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử nhắm đẩy mạnh việc xây dựng kho học liệu giáo dục. Cùng với sự triển khai, hỗ trợ, động viên của ban giám hiệu nhà trường, 100% giáo viên trong trường tích cực tham gia. Bản thân tôi sau khi xây dựng trang web miengieohat.edu.vn đã cùng các giáo viên trong khối đã gửi link giới thiệu về các nội dung có ở trang web và cách sử dụng tới các phụ huynh trong lớp”.

Theo cô Duy Thị Khánh Hường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và cập nhật các kiến thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục cho học sinh là vô cùng quan trọng
Theo cô Duy Thị Khánh Hường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và cập nhật các kiến thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục cho học sinh là vô cùng quan trọng

Trong tương lai, cô Duy Thị Khánh Hường tiếp tục cùng tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Đền Lừ hướng tới mô hình đào tạo kết hợp (Blended learning) giữa phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy học truyền thống (người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục.

“Để đạt được điều này nhà trường sẽ nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, xây dựng nhiều chuyên đề mẫu có chất lượng, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn. Trường tiếp tục động viên giáo viên đổi mới phương pháp, áp dụng ngày càng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ thông tin thông qua các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin do nhà trường tổ chức, cũng như các lớp tự học, tự bồi dưỡng”, cô Hường cho biết thêm.

Giữ vai trò dẫn dắt của giáo viên

Là giáo viên trẻ, cô Hà Bảo Ngọc, giáo viên trường THCS Việt Hoàng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đổi mới đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong các tiết dạy của mình. Cô giáo trẻ quan niệm luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người khơi gợi, gợi mở với các phương pháp chính.

Bạn Hà Bảo Ngọc, giáo viên trường THCS Việt Hoàng (huyện Hoài Đức, Hà Nội)
Bạn Hà Bảo Ngọc, giáo viên trường THCS Việt Hoàng (huyện Hoài Đức, Hà Nội)

Các tiết học trên lớp đều được cô Bảo Ngọc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các phương pháp mới vào giảng dạy, chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học phù hợp, thuận lợi. Với những môn học như: Lịch sử, Địa lý, học sinh luôn vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tự tin, sáng tạo trong học tập, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; từng bước thực hiện giáo dục toàn diện.

“Các phương pháp dạy học chính mình hay sử dụng là: Phương pháp vấn đáp; dạy học cho các hoạt động nhóm; dạy học theo dự án; sân khấu hóa tác phẩm văn học. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với mỗi môn học khác nhau nên mình luôn cố gắng bố trí hợp lý nhằm động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của các em học sinh; giúp các em phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực.

Nhà trường và tổ bộ môn không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm; rút ra những ưu, nhược điểm trong quá trình dạy học để trong tương lai, học sinh không còn "nhàm chán" với các môn học. Điều này khiến các con cảm thấy "mỗi ngày đi học là một ngày vui" vì đã chiếm lĩnh được tri thức”, cô Bảo Ngọc chia sẻ.

Đưa lịch sử địa phương đến gần hơn với học sinh

Nhận thức rõ vai trò then chốt của đội ngũ nhà giáo trong việc truyền tải kiến thức lịch sử một cách chân thực và sinh động, toàn ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn đã tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo cốt cán chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.

Các khóa tập huấn chuyên môn ngắn ngày đã được tổ chức. Không những vậy, các giáo viên còn được rèn luyện các kỹ năng biên soạn tài liệu, phương pháp giảng dạy hiện đại để triển khai công tác giáo dục lịch sử một cách hiệu quả.

Học sinh trường Tiểu học Phù Linh, huyện Sóc Sơn trong giờ học trên lớp
Học sinh trường Tiểu học Phù Linh, huyện Sóc Sơn trong giờ học trên lớp

Nhà giáo Trần Thị Thanh Huế - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn bày tỏ: “Giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng địa phương nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay. Việc trân trọng, kế thừa và phát huy là niềm tự hào, vinh dự và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên, các thế hệ học sinh trên địa bàn huyện”.

Nhằm tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử, phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn đã trực tiếp tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện đưa sự kiện các sự kiện lịch sử địa phương vào tập bài giảng Giáo dục lịch sử địa phương Sóc Sơn, đi kèm là tập tài liệu hướng dẫn giảng dạy đến 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn từ năm học 2012 - 2013 đến nay.

Học sinh Thủ đô được nghe kể về lịch sử và bài học “Hội nghị quân sự Trung Giã”
Học sinh Thủ đô được nghe kể về lịch sử và bài học “Hội nghị quân sự Trung Giã”

Cụ thể, phần Hội nghị quân sự Trung Giã được trình bày trong phần bài giảng “Sóc Sơn trong kháng chiến chống Pháp”… Đây là những tài liệu quan trọng giúp giáo viên và học sinh các nhà trường tìm hiểu, giảng dạy về lịch sử địa phương trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa.

Việc đưa các nội dung lịch sử địa phương nói chung và nội dung về Hội nghị quân sự Trung Giã nói riêng vào chương trình giáo dục lịch sử tại các cấp học không chỉ đơn thuần là truyền tải lịch sử mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đạo lý, truyền thống; khẳng định trí tuệ, bản lĩnh; tôn vinh những Anh hùng liệt sĩ đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, khẳng định vị thế của quê hương Sóc Sơn với cả nước về phương diện lịch sử, truyền thống cách mạng.

Học sinh trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) trải nghiệm tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Học sinh trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) trải nghiệm tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT huyện thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan trong huyện tổ chức các cuộc triển lãm lưu động với hình ảnh, tư liệu giới thiệu về sự kiện lịch sử hay một số hoạt động như các buổi tọa đàm, chia sẻ chuyên đề hoặc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhân chứng sống, nói chuyện về các gương anh hùng cách mạng, về kháng chiến tại địa phương

Đọc thêm

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi Giáo dục

Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi

TTTĐ - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng đối với thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp cho "những cây đời mãi mãi xanh tươi".
Xem thêm