Tag

Học sinh lớp 9: Học trực tuyến, ôn thi thế nào cho hiệu quả?

Giáo dục 17/01/2022 11:30
aa
TTTĐ - Học sinh lớp 9 ở Hà Nội bắt đầu bước vào học kỳ II bằng hình thức học trực tuyến. Đây là một năm học khó khăn bởi các em đã trải qua 2 năm phải học online với thời gian dài. Để việc ôn thi vào lớp 10 hiệu quả, nhất là khi học trực tuyến, nhiều thầy cô giáo đã đưa ra những lời khuyên với các học sinh.
Học sinh vùng dịch cấp độ 3 chuyển sang học trực tuyến từ ngày 17/1 Hà Nội: Tuyên dương học sinh xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế năm 2021 Huyện Mê Linh chuyển từ kiểm tra trực tiếp sang trực tuyến với học sinh khối 1, 2 Học trực tuyến - thi trực tiếp: Áp lực cho học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Môn Toán: Học đến đâu, ôn luyện đến đó

Cô Trần Thị An, giáo viên dạy Toán trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, với môn học này, thầy cô sẽ liên tục giao bài, học sinh làm và nộp lại qua phần mềm trực tuyến. Các thầy cô chấm điểm rồi phản hồi lại cho phụ huynh, học sinh kết quả để các em nắm được những chỗ yếu kém cần phải ôn tập thêm.

Bên cạnh đó, trong quá trình dạy và ôn tập cho học sinh, tôi hướng dẫn các em làm bài và tự chấm điểm qua bài chấm mẫu của cô ở trên lớp. Học trực tuyến, tôi giao đề cho học sinh làm, sau đó đối chiếu bài của các em và chấm điểm chung để cả lớp tự chấm bài của mình. Bước cuối, tôi sẽ chấm lại từng bài để xem phần nào các em chưa tự chấm điểm được thì có nghĩa phần đó học sinh chưa nắm được bài”, cô An chia sẻ.“Với môn Toán, cốt lõi nhất là sự chăm chỉ, nhất là học online thì càng phải chăm. Ngoài ra, học sinh cần có tư duy để nhìn nhận các dạng bài và ôn luyện thêm. Ôn luyện liên tục thì từ kiến thức sẽ trở thành kỹ năng, các em gặp bài dạng đó sẽ có phản xạ đề, bắt tay vào làm luôn mà không mắc lỗi nhỏ.

Để học và ôn luyện hiệu quả môn Toán, cô An cho rằng, đề thi môn Toán những năm gần đây được Sở GD&ĐT Hà Nội cho rất cơ bản, không khó. Chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, chăm chỉ luyện tập, học đến đâu, ôn luyện đến đó thì kết quả thi sẽ tốt.

Chú trọng rèn kỹ năng trình bày câu và đoạn văn

Với môn Văn, cô Nguyễn Thị Tám, giáo viên trường THCS Tân Hòa (huyện Quốc Oai) cho biết, cô thường chia lớp thành nhiều nhóm trong quá trình dạy học. Mỗi nhóm khoảng 5 - 6 học sinh cùng trao đổi nội dung, cô giáo sẽ tham gia trực tiếp vào những nhóm đó.

Mỗi nhóm, cô Tám đều giao nhiệm vụ, học sinh phải tự soạn bài, chụp ảnh vở soạn bài để nhóm trưởng kiểm tra, sau đó chia sẻ trên lớp. Sau mỗi buổi học, các em phải chụp ảnh vở ghi chép nội dung bài học để nhóm trưởng kiểm tra.

Ôn luyện môn Văn: Ghi chép đầy đủ, rèn kỹ nang trình bày đoạn văn
Ôn luyện môn Văn, học sinh cần ghi chép đầy đủ, rèn kỹ năng trình bày đoạn văn

Bên cạnh đó, trong quá trình giao, làm bài tập trên nhóm chat và các dụng dạy học trực tuyến, nhóm trưởng, phó phân công các bạn làm rồi thảo luận nội dung, thống nhất câu trả lời. Sau đó, cô giáo chữa và chốt lại kiến thức.

Song song với đó, cô Tám cũng nhờ phụ huynh phối hợp kiểm tra. “Đặc biệt, tôi luôn chú trọng rèn kỹ năng viết cho học sinh bằng cách yêu cầu các em viết đoạn văn, chụp ảnh gửi cô giáo. Cô sẽ chữa nội dung và hình thức của từng câu, chữ, đoạn và yếu tố tiếng Việt đan xen…

Khi được đến lớp dạy trực tiếp, tôi tranh thủ khắc phục những lỗ hổng kiến thức trong thời gian học trực tuyến của học sinh; Giao cho các nhóm trưởng kiểm tra toàn bộ vở ghi của các bạn, bổ sung những nội dung đối với bạn nào chưa ghi chép đầy đủ…”, cô Tám chia sẻ.

Cô Tám cũng nhắn nhủ học sinh lớp 9, thời gian đến kỳ thi không còn dài, khi học online, các em cần tập trung vào nội dung bài học, ghi chép đầy đủ và cẩn thận. Bên cạnh đó, học sinh cần rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi nhỏ, trình bày đoạn văn có sử dụng các yếu tố tiếng Việt…

Khi đi học trực tiếp, ngoài chăm chỉ, tập trung, phần nào không hiểu, các học sinh nên trao đổi, thảo luận với các bạn và thầy cô giáo; Sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý, đặc biệt chăm chỉ rèn luyện kỹ năng trình bày câu, đoạn văn…

Học tiếng Anh với tâm thế thoải mái

Trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, tiếng Anh là môn thi mà nhiều học sinh lo lắng nhất. Cô Trần Thị Thu Hiền, Tổ Phó phụ trách chuyên môn môn tiếng Anh, trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) cho biết: “Ngay từ đầu năm, giáo viên tiếng Anh đã xây dựng chương trình theo từng chuyên đề, bộ đề ôn tập cho các học sinh. Theo đó, chúng tôi sẽ chia ra các phần như: Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, các cấu trúc đặc biệt… và có kế hoạch hạn định.

Ví dụ như tháng 8, 9, giáo viên sẽ dạy gì... và phải có mốc cụ thể, được thực hiện qua các bài kiểm tra. Dựa theo chuyên đề và kiểm tra, chúng tôi sẽ rút ra kinh nghiệm, biết được học sinh học như thế nào và chỉnh lại cách dạy của mình để phù hợp với trình độ của em.

Giáo viên sẽ chia nhỏ chuyên đề theo từng tháng nhưng đó là học kỳ I; Đến học kì II thì tăng tốc vào chuyên đề sâu hơn. Lúc này không chỉ là từ vựng, ngữ pháp nữa mà tùy theo các cấp độ học lực của học sinh để giáo viên dạy.

Học sinh lớp 9: Học trực tuyến, ôn thi thế nào cho hiệu quả?

Hiện tại, chúng tôi hoàn toàn kiểm tra online, giao bài để các con làm kiểm tra. Lớp khá thì tuần làm hai đề; Lớp bình thường, giáo viên chỉ giao một đề trên nguyên tắc, giáo viên phải chữa bài chi tiết và giảng cho các học sinh hiểu".

“Ngoại ngữ là một trong những môn phải học đi học lại, luyện đề càng nhiều càng tốt. Các em hãy chia nhỏ đề ra để làm. Ví dụ, trong bài thi có 5 phần thì học sinh ôn từng phần. Các em hãy đặt đích của mình nhỏ thôi, 2 tuần hoặc 1 tháng ôn từ vựng hay reading…Để học và ôn thi môn tiếng Anh hiệu quả, cô Hiền cho rằng, học sinh phải học, phải chuẩn bị tinh thần để tiến về đích. Muốn thế, các em cần có một tâm thế thoải mái khi học, nếu học mà cho rằng mình bị bắt ép thì thực sự rất khó tiếp thu bài.

Đặc biệt, với môn học này, nếu học sinh cứ làm mà không ghi chép những điểm yếu, mạnh của mình thì học sẽ không có kết quả. Một điều mà học sinh cần ghi nhớ là phải thuộc lòng từ vựng, ngữ pháp”, cô Hiền nhấn mạnh.

Điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với hoàn cảnh

Tại trường THCS Giảng Võ (Ba Đình), Ban Giám hiệu nhà trường đã rất sát sao trong việc họp tổ nhóm chuyên môn thường xuyên. Đặc biệt với khối 9, các thầy cô giáo sẽ họp theo tháng, dựa vào kết quả bài kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng giai đoạn.

Theo thầy Vi Mạnh Tường, Phó Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, không chỉ đánh giá bằng điểm số mà đối với khối 9, chúng tôi còn đánh già bằng nhận xét; Tức là chỉ cho các con biết sai ở chỗ nào và cách khắc phục.

Một việc quan trọng là nhà trường cũng điều hành các thầy cô khối 9 hiểu rõ trách nhiệm của mình, giữ nghiêm những quy định, quy chế chuyên môn; Bảo đảm dạy chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời vẫn có phân loại, phân hoá học sinh khối 9 trong các dạng đề.

Bên cạnh đó, các thầy cô sẽ vận dụng tối đa sự phối hợp của phụ huynh, luôn chia sẻ, khích lệ các em. Các thầy cô không tạo áp lực mà hướng tới hiệu quả thực của quá trình dạy học và sẵn sàng có nhiều phương án dạy học.

Phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu

Tại trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), mỗi lớp chọn ra khoảng 10 học sinh yếu nhất, các thầy cô dạy Toán, Văn, Anh của lớp đó đảm nhận việc phụ đạo cho những học sinh này. Thầy cô sẽ ôn cho các em ngoài giờ (17h30 - 19h), dạy phụ đạo miễn phí.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ 4 môn (Toán, Văn, Anh và một môn thứ 4 là môn bất kỳ), Ban Giám hiệu sẽ chọn ngẫu nhiên và kiểm tra hàng tháng. Sau mỗi lần thi, nhà trường họp toàn bộ giáo viên bộ môn Toán, Văn, Anh và môn thứ 4 để rút kinh nghiệm. Hàng tháng, nhà trường thông báo điểm về cho phụ huynh và xếp hạng các em từ cao xuống thấp.

Được biết, trường THCS Phan Đình Giót đã xây dựng phần mềm riêng, trong đó có sẵn ngân hàng đề thi để học sinh ôn luyện.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm