Tag

Học trực tuyến - thi trực tiếp: Áp lực cho học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp

Giáo dục 07/01/2022 11:41
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nhiều phụ huynh và học sinh lớp 9 cảm thấy hoang mang vì các em vẫn phải học trực tuyến trong khi kỳ thi chuyển cấp đang đến rất gần.
Thế hệ trẻ tham gia thử thách phân loại rác cùng Tập đoàn SCG và Cty Hóa dầu Long Sơn

Những xu hướng hàng đầu tháng 12/2021 trên TikTok

Hà Nội: Học sinh lớp 9 và lớp 12 của 25 phường, xã có dịch cấp độ 3 chuyển sang học trực tuyến Thầy cô và học sinh lớp 9 hối hả chạy đua ôn luyện kiến thức Củng cố bài đã học trực tuyến, bồi đắp kiến thức mới

Áp lực thi cử

Nhìn lại kỳ thi đặc biệt vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2020 - 2021 khi diễn ra trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên địa bàn, dù thành công nhưng phụ huynh và thầy cô giáo đều cảm nhận được sự vất vả của học sinh. Việc chuyển sang học trực tuyến ngay sát thời gian thi là sự bất lợi, thiệt thòi về cả kiến thức lẫn tâm lý cho các em khi đây chính là “thời điểm vàng” cho quá trình ôn tập.

Áp lực thi chuyển cấp khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo khi vẫn phải học trực tuyến
Áp lực thi chuyển cấp khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo khi vẫn phải học trực tuyến

Anh Đỗ Xuân Thuần (ở quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết vì dịch bệnh bùng phát, con gái anh phải chuyển sang học trực tuyến từ đầu năm. Con đang học lớp 9, nếu không được khái quát kiến thức trọng tâm, việc ôn thi sắp tới sẽ vô cùng vất vảNăm nay, dường như áp lực ôn thi chuyển cấp lại nặng hơn khi đã bước sang học kỳ II mà học sinh lớp 9 vẫn phải học trực tuyến. Cả phụ huynh và học sinh đều bất an, bởi nếu tình hình dịch bệnh và học online tiếp tục kéo dài, nhiều em học sinh sẽ bị thiếu hụt kiến thức thi vào 10.

“Tôi bám sát việc học và ôn tập cùng con nhưng có vẻ việc học online không hiệu quả bởi lớp học đông, các thầy cô còn gặp khó khăn khi quản lý lớp nên giải đáp thắc mắc cho từng học sinh là điều không thể. Học trực tuyến lâu ngày khiến các con dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, thiếu động lực học tập, từ đó dẫn đến thiếu hụt kiến thức, kỹ năng”, anh Thuần cho hay.

Em Nguyễn Hải Yến (học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) cùng thừa nhận bản thân khó theo kịp với các bài giảng trên lớp của các thầy cô. Với mục tiêu thi vào trường chuyên, Yến đã cố gắng rất nhiều trong quá trình học tập

“Ngoài học trực tuyến, em đều dành thời gian để ôn tập các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, nhìn vào máy tính cả ngày cũng như tình hình dịch bệnh không thể ra ngoài gặp các bạn khiến em cũng khá căng thẳng. Hiện tại em cũng chỉ mong được quay trở lại trường để kịp ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp tới”, Yến nói.

Nhiều học sinh cho rằng mình khó theo kịp bài giảng trên lớp học online
Nhiều học sinh cho rằng mình khó theo kịp bài giảng trên lớp học online

Mong muốn giảm tải

“Bản thân nhà trường cùng các thầy cô đều lo”, cô Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội, chia sẻ khi được hỏi về việc ôn thi chuyển cấp cho các em học sinh lớp 9.

“Các em học sinh đang chịu khá nhiều áp lực khi phải vừa theo kịp kiến thức trên lớp vừa phải ôn thi chuyển cấp. Ngoài những giờ học chính, các thầy cô cũng dành một tuần 2 buổi để ôn tập và tổng hợp kiến thức, đặc biệt với 3 môn Toán, Văn, Anh. Nhà trường cũng nhận được rất nhiều phản ánh của phụ huynh về việc học trực tuyến khiến các con không theo kịp, tinh thần học tập bị ảnh hưởng nặng nề”, cô Hà cho biết.

Theo cô Hà, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, học online là giải pháp duy nhất, việc phải thi 4 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trở thành áp lực rất lớn với học sinh. Bên cạnh đó, kỳ thi chuyển cấp thường có tỷ lệ chọi rất cao. Nhà trường cũng giúp các em ôn tập và phân bổ thời gian phù hợp với từng môn học, khuyến khích sự tương tác với thầy cô và bạn bè trong suốt quá trình học trực tuyến.

Nhiều ý kiến cho rằng, để giảm áp lực cho học sinh phải giảm tải thi cử. Khi các em vẫn phải lo thi 4 môn thì dù có giảm tải chương trình học thì học sinh vẫn buộc phải học đủ kiến thức theo chương trình mới có thể thi được.

Học trực tuyến khiến kỹ năng trình bày bài của học sinh bị hạn chế
Học trực tuyến khiến kỹ năng trình bày bài của học sinh bị hạn chế

“Bây giờ còn có hiện tượng học sinh không ghi bài mà ghi âm bài giảng rồi chỉ nghe lại, không viết bài. Vì vậy mà kỹ năng trình bày bài càng đi xuống”, cô Vũ Ái Vân, giáo viên dạy Toán trường THCS Gia Thuỵ (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.Nhiều giáo viên dạy lớp 9 cho rằng, học trực tuyến học sinh rơi vào tình trạng "cái gì cũng biết nhưng thực tế lại không biết cái gì". Khi cô giáo giảng, các em nghe thấy rất hiểu, rất quen. Lúc cô giáo hỏi các em đều trả lời được nhưng hết sức chung chung, các cô không không rèn được kỹ năng trình bày bài.

Phụ huynh, học sinh và cả giáo viên đều vô cùng lo lắng khi làn sóng COVID-19 tiếp tục dâng cao, hiện học sinh đang bước vào học kỳ 2 bằng hình thức học trực tuyến với áp lực từ kiến thức, dịch bệnh và kỳ thi chuyển cấp.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm