"Hồi chuông báo tử" cho các cửa hàng bách hóa lâu đời tại Nhật Bản
Cửa hàng bách hóa Ebisu Mitsukoshi ở Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Reuters) |
Từng được biết đến với các nhà hàng sang trọng, các cửa hàng bán đồ hàng xa xỉ, dịch vụ hoàn hảo và trong thời kỳ hoàng kim, các điểm tham quan trên tầng thượng là khu vui chơi giải trí hấp dẫn cho nhiều gia đình. Ngày nay, các bách hóa tại Nhật Bản đang chật vật hoạt động khi thói quen mua sắm của người dân nước này thay đổi.
Nếu đại dịch Covid-19 khiến các nhà nhà bán lẻ nổi tiếng của Mỹ như Lord & Taylor, Neiman Marcus phải nộp đơn xin phá sản thì tại Nhật Bản, các bách hóa có tuổi đời hàng trăm năm cũng không ngoại lệ.
Vào tháng trước, Nakago, chuỗi cửa hàng có thâm niên 146 năm, đã phải đóng cửa hàng cuối cùng còn lại của mình ở thành phố Fukushima. Trong khi Izutsuya Co Ltd, một chuỗi ở thành phố Kita Kyushu, cũng phải đóng cửa một trong những hai cửa hàng chính.
Shuhei Yamashita, một nhà tư vấn bán lẻ cho biết: “Mọi người đều đồng ý rằng điều đó rất đáng thất vọng, nhưng sự thật là gần đây người dân không mua sắm ở những cửa hàng này nữa”.
Năm nay, với việc người tiêu dùng hạn chế việc mua sắm và du lịch trong bối cảnh đại dịch, doanh số bán hàng đã sụt giảm. Doanh thu của các bách hóa giảm 1/5 trong tháng 7 so với một năm trước đó.
Các nhà hoạch định chính sách lo ngại việc sẽ có nhiều cửa hàng phải tạm dừng hoạt động hơn nữa và phá sản là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, ngay cả trước khi dịch bệnh xảy ra, các cửa hàng bách hóa Nhật Bản đã phải vật lộn để tồn tại.
Khi người tiêu dùng hướng các mặt hàng bình dân hơn hay ưa chuộng phương thức mua sắm trực tuyến hơn thì những cửa hàng bách hóa như thế này vẫn bán các mặt hàng xa xỉ, chẳng hạn như bộ kimono truyền thống trị giá 10.000 USD hay dụng cụ nhà bếp sang trọng, để giữ lại dấu ấn của mình…
Doanh số bán hàng trong toàn ngành và số lượng cửa hàng đều giảm 30% kể từ năm 1999. Nhiều cửa hàng trong số 203 cửa hàng bách hóa của Nhật Bản cũng đã thu hẹp đáng kể diện tích mặt bằng.
Các nhà hoạch định chính sách lo lắng nếu các cửa hàng bách hóa phá sản sẽ gieo mầm khủng hoảng, làm trầm trọng thêm sự suy thoái của nền kinh tế địa phương, đến mức những người cho vay trong khu vực sẽ không thể đối phó với sự gia tăng các khoản nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc đóng cửa các cửa hàng này cũng sẽ ảnh hưởng đến giá bất động sản, việc làm và nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế khu vực vốn đã suy thoái.
“Các cửa hàng bách hóa từng là nơi mà mọi người yêu thích. Sẽ rất tiếc nếu nó chỉ trở thành một tòa nhà cao tầng khác”, anh Yamashita trầm ngâm.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khoẻ TTTĐ - Ngày 28/8, truyền thông Nhật Bản đưa tin Thủ tướng Shinzo Abe sẽ từ chức vì lý do sức khỏe. |
Các công ty Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á TTTĐ - Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản mở rộng quy mô ở Đông Nam Á và thu hẹp sản xuất tại Trung Quốc ... |
Sự sạch sẽ và thái độ hối lỗi của người Nhật đã khiến một cậu bé Việt Nam nhanh chóng tiếp thu tới mức lại ... |
Nisshinkutsu - ngôi chùa tại Nhật Bản giúp đỡ lao động Việt trong đại dịch TTTĐ - Ngôi chùa Phật giáo ba tầng, Nisshinkutsu, đã trở thành nơi nương náu cho những người lao động nhập cư trẻ tuổi người ... |
Nhật Bản cấp tiền cho người dân đi du lịch trong nước TTTĐ - Nhật Bản đặt mục tiêu hồi sinh ngành công nghiệp du lịch đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bằng cách cấp ... |