Hội nghị lịch sử về môi trường biển của LHQ
![]() |
![]() |
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra nghiêm trọng hơn. Ảnh: AFP
Hội nghị Đại dương ở New York diễn ra từ ngày 5 – 9/6 sẽ nỗ lực tập hợp nhiều quốc gia, nhằm tìm ra biện pháp thay đổi mạnh mẽ, bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Trái Đất. Sự kiện thu hút nhiều quan chức chính phủ các nước, các nhà vận động bảo vệ biển và một số quan chức của thành phố New York.
Tại đây, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận để tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó khăn nhất mà đại dương của chúng ta đang phải đối mặt, từ hiện tượng san hô bị tẩy trắng, ô nhiễm các vật liệu nhựa, hoạt động đánh bắt cá quá mức và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Hội nghị lần này sẽ không có quan chức cấp cao nào của Mỹ tham dự. Trước đó, quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris được cho là một chủ đề nóng trong các cuộc đàm phán lần này.
Dù vậy, các nhà bảo tồn thuộc Quỹ Từ thiện Pew Charitable Trust cho biết Mỹ vẫn dự kiến sẽ kí kết "Lời kêu gọi hành động" về môi trường trên quy mô lớn.
Đại dương đang bị đe doạ nghiêm trọng
Thế giới vừa trải qua 3 năm nóng nhất trong lịch sử phát triển thời hiện đại. Trong đó, đại dương đã hấp thụ khoảng 1/3 lượng carbon dioxide thải ra từ các hoạt động của con người, cũng như góp phần bảo vệ hành tinh khỏi sự biến đổi khí hậu.
Hiện tượng băng tan tại các cực khiến nước biển dâng cao, được dự đoán có thể cuốn trôi toàn bộ hòn đảo và các vùng bờ biển đông dân cư trong những thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, nếu mực nước biển dâng cao thêm 0.5m có thể khiến 1,2 triệu người tại các hòn đảo ở biển Caribean, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương phải di dời.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mức độ ô nhiễm biển đang gia tăng từ các vật liệu nhựa, thậm chí ở những vùng xa xôi nhất của thế giới.
Gần đây, các nhà chức trách đã phát hiện một hòn đảo không người ở phía nam Thái Bình Dương - đảo Henderson đang bị ngập chìm trong rác thải từ nhựa.
Ước tính mỗi năm có hơn 8 triệu tấn chất dẻo trôi dạt trên khắp các đại dương, gây thiệt hại ít nhất 8 tỷ USD đối với các hệ sinh thái biển và giết chết khoảng một triệu con chim biển, 100.000 động vật biển có vú và số lượng khổng lồ các loài cá.
Trong khi đó, các rạn san hô nổi tiếng, chẳng hạn như Great Barrier của Australia cũng đang phải “chịu đựng” mức nhiệt cao chưa từng có trong thời hiện đại. Hiện tượng tẩy trắng san hô liên tục tiếp diễn và không giảm nhẹ tại Great Barrier trong hai năm qua.
Một phần rạn san hô Great Barrier của Australia bị tẩy trắng.
Kêu gọi hành động
Nhiều cuộc đối thoại toàn cầu về vấn đề môi trường đại dương trước đây đã diễn ra, tuy nhiên, chuyên gia John Tanzer của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) nhận định sự kiện lần này là hội nghị "lịch sử" do đây là các cuộc đàm phán lần đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của LHQ.
Tại hội nghị lần này, các quốc gia tham dự sẽ thảo luận về giải pháp đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 14 năm 2015 của LHQ, nhằm "bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển."
Các mục tiêu này bao gồm bảo vệ được ít nhất 10% môi trường biển và ven biển vào năm 2020, giảm ô nhiễm đại dương và tăng cường các biện pháp chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, chưa được báo cáo và hiện chưa kiểm soát được.
Báo cáo gần đây cho thấy, hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở Thái Bình Dương đã diễn ra ở mức độ "đáng kinh ngạc" khi lợi nhuận đạt tới 740 triệu USD/năm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc
