Tag

Huawei chia sẻ cách bảo vệ các thành phố thông minh sử dụng nền tảng IoT

Công nghệ số 10/11/2020 13:00
aa
TTTĐ - Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng 2020 - Vietnam Security Summit 2020 diễn ra ngày 10/10 tại khách sạn InterContinental Hanoi Landmark72, ông Bill Feng, Chuyên gia cao cấp về giải pháp an ninh mạng và bảo mật dữ liệu của Huawei Carrier BG đã có bài chia sẻ về cách làm thế nào để bảo vệ các thành phố thông minh sử dụng nền tảng IoT.
Huawei Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung 1 tỷ đồng Huawei công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2020 Huawei nỗ lực trong việc mang lại 5G xanh và 5G tốt hơn Huawei AirPON được trao giải thưởng cho "Giải pháp truy cập cố định tốt nhất"
Các đại biểu dự hội thảo
Các đại biểu dự hội thảo

Với chủ đề “An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn”, Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng 2020 - Vietnam Security Summit 2020 diễn ra vào ngày 10 tháng 11 năm 2020 tại InterContinental Hanoi Landmark72 dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hội thảo tập trung phân tích và tìm các giải pháp nhằm bảo vệ các hệ thống thông tin và hạ tầng trọng yếu của Chính phủ, doanh nghiệp trước sự phát triển của các công nghiệp 4.0 trong quá trình chuyển đổi số.

Tại Hội thảo, ông Bill Feng, Chuyên gia cao cấp về giải pháp an ninh mạng và bảo mật dữ liệu của Huawei Carrier BG, đã chia sẻ: “Với việc tăng tốc triển khai mạng 5G, các kịch bản ứng dụng Internet vạn vật (IoT) đã đến. Với việc tăng tốc triển khai mạng 5G, các kịch bản ứng dụng IoT với độ trễ thấp và độ tin cậy cao sẽ ngày càng trở nên đa dạng. Nhiều thiết bị nhà thông minh được kết nối với Internet.

Thành phố thông minh có nhiều ứng dụng, chẳng hạn như đèn đường thông minh, bãi đậu xe thông minh và giao thông thông minh. Ngoài ra còn có các nhà máy thông minh, thiết bị đeo thông minh và thiết bị đọc đồng hồ thông minh. IoT đã thay đổi cuộc sống của mọi người”, ông Bill Feng nhấn mạnh.

Theo dự đoán của IDC, số lượng thiết bị IoT trên toàn thế giới sẽ đạt 41,6 tỷ vào năm 2025. GSMA dự báo thị trường IoT toàn cầu sẽ đạt doanh thu 900 tỷ USD trong 5 năm tới, cao gần gấp 3 lần so với năm 2019. Bản đồ phát triển IoT của GSMA cho thấy NB- IoT hay LTE-M IoT đã nhanh chóng được triển khai ở hầu hết các khu vực trên thế giới.

Ông Bill Feng chia sẻ, với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng IoT, các sự cố bảo mật của IoT không ngừng xảy ra. Các phương tiện truyền thông đã đưa tin về nhiều sự cố IoT, chẳng hạn như virus Stuxnet, sự cố lưới điện Ukraine và sự cố mất kết nối Internet ở Đông Mỹ do virus Mirai lây nhiễm trên một số lượng lớn camera. Trong năm 2019, nhiều khóa cửa thông minh cũng được phát hiện có lỗ hổng bảo mật. Những kẻ tấn công có thể sử dụng các lỗ hổng để mở cửa và đột nhập vào nhà từ xa.

Các mối đe dọa bảo mật IoT đến từ các thiết bị đầu cuối, đường truyền, nền tảng/đám mây và ứng dụng. Các thiết bị IoT thường có yêu cầu chi phí thấp, môi trường triển khai cũng rất phức tạp, thậm chí triển khai tại hiện trường dẫn đến rủi ro lớn. Một thiết bị có thể có các rủi ro như mô phỏng danh tính, thay thế phần mềm hay firmware, điều khiển từ xa và gỡ bỏ bất hợp pháp. Do số lượng lớn các thiết bị IoT trên mạng trực tiếp, mạng của các nhà mạng đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công DDoS.

“Để ngăn ngừa rủi ro IoT, chúng tôi khuyến nghị rằng các thiết bị đầu cuối, đường truyền và nền tảng IoT được bảo vệ và liên tục thực hiện O&M (vận hành và bảo trì) an ninh mạng”, ông Bill Feng nói.

Do mức tiêu thụ điện năng thấp và yêu cầu chi phí thấp cho các thiết bị IoT, các giải pháp bảo mật đơn giản cũng được sử dụng trên các thiết bị. Trong trường hợp này, các thiết bị dễ dàng bị tin tặc tấn công và chiếm quyền điều khiển để tạo thành các mạng botnet, khởi động các cuộc tấn công DDoS, dẫn đến sự cố mạng và gián đoạn dịch vụ.

Do đó, mạng của các nhà mạng, đặc biệt là các trạm gốc không dây, phải có khả năng chống lại các cuộc tấn công DDoS do các quy mô lớn của các thiết bị IoT khởi xướng. Cơ chế kiểm soát lưu lượng dựa trên mức độ ưu tiên của dịch vụ và mức độ tắc nghẽn là một biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ bị tấn công DDoS. Khi một cuộc tấn công xảy ra, các dịch vụ ưu tiên cao sẽ có sẵn và độ tin cậy và tính sẵn sàng của mạng được cải thiện.

“Đảm bảo an ninh IoT đòi hỏi nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên liên quan. Chính phủ điều chỉnh bảo mật IoT thông qua pháp luật, các tổ chức tiêu chuẩn hóa phát triển các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của ngành, các nhà mạng xây dựng và duy trì các mạng an toàn và linh hoạt, các nhà cung cấp thiết bị cung cấp các sản phẩm và thiết bị an toàn và đáng tin cậy dựa trên các tiêu chuẩn và các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh nền tảng dịch vụ và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Chúng tôi tin rằng bảo mật IoT sẽ được đảm bảo một cách hiệu quả thông qua những nỗ lực và hợp tác chung trong toàn ngành”, ông Bill Feng nói.

Đọc thêm

"Diễn đàn khoa học công nghệ mở" trên iHanoi chuẩn bị vận hành Công nghệ số

"Diễn đàn khoa học công nghệ mở" trên iHanoi chuẩn bị vận hành

TTTĐ - “Diễn đàn Khoa học công nghệ mở” sẽ chính thức khai trương và đi vào vận hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4).
Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực Công nghệ số

Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực

TTTĐ - Nền kinh tế số Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ qua từng năm nhờ tốc độ chuyển đổi số cao và sự đầu tư hậu thuẫn từ các chính phủ.
Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa Công nghệ số

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

TTTĐ - Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”.
Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo Công nghệ số

Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo

TTTĐ - Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số GSMA được tổ chức tại Hà Nội, quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận về tương lai số của Việt Nam.
Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư Chuyển đổi số

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

TTTĐ - Chiều 14/4, tại Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Sở Ngoại vụ và Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đoàn công tác gồm 3 Tổng Lãnh sự: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi các định hướng hợp tác, góp phần thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên Công nghệ số

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

TTTĐ - Thành đoàn Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên thành phố năm 2025.
MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng Công nghệ số

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

TTTĐ - MobiFone eContract ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp ký kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, bảo mật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" Công nghệ số

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

TTTĐ - Được UBND quận Gò Vấp tổ chức ra mắt sáng 11/4, những tiện ích của ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" chắc chắn sẽ giúp công tác quản lý và điều hành tốt hơn trong thời gian tới.
Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 9/4, Lazada, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, chính thức công bố Báo cáo Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới Công nghệ số

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

TTTĐ - Ngày 9/4, Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố dự án hợp tác mới nhằm tăng cường phối hợp, thúc đẩy hệ sinh thái di động và truyền thông số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác này mang ý nghĩa toàn cầu trong việc đưa nền kinh tế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Xem thêm