Tag

Hưng Yên: Chính quyền cưỡng chế sai khiến gia đình liệt sĩ lâm cảnh "đường cùng"

Bạn đọc 23/04/2020 12:46
aa
TTTĐ - Bà Phạm Thị Vân, vợ liệt sĩ cho biết, chính quyền xã Hồng Tiến cưỡng chế phá dỡ tài sản của gia đình bà trái quy định của pháp luật, khiến cuộc sống gia đình bà lâm vào cảnh đường cùng.

Hưng Yên: Chính quyền cưỡng chế sai khiến gia đình liệt sĩ lâm cảnh

Khu ao đổi cho bà Phạm Thị Vân bị chính quyền xã Hồng Tiến cưỡng chế phá dỡ

Bài liên quan

Lãnh đạo thành phố vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: 2 nghi phạm phóng hỏa đốt nhà khiến 4 người thương vong đối diện án tử

Gia đình liệt sĩ kêu cứu

Phản ánh đến báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Phạm Thị Vân (trú tại thôn Vân Ngoại, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết, chồng bà là liệt sĩ đã h sinh năm 1979. Bà và chồng có với nhau 1 người con trai. Tuy nhiên, sau khi lấy vợ, cả hai vợ chồng người con trai của bà không may mất sớm, để lại cho bà đứa cháu gái mồ côi.

Khu ao dùng để nuôi trồng thủy sản là nguồn sống của gia đình bà Vân
Khu ao dùng để nuôi trồng thủy sản là nguồn sống của gia đình bà Vân

Nhiều năm nay, bà là chỗ dựa duy nhất để nuôi nấng cháu gái. Trong khi hiện nay, bà tuổi đã cao nên cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Do là gia đình liệt sĩ nên bà được chia một mảnh đất để trồng lúa. Tuy nhiên, nhiều năm trước, chính quyền địa phương từ thôn đến xã đã vận động bà đổi mảnh đất này cho chính quyền để làm khu vui chơi giải trí cho nhân dân. Đổi lại, bà sẽ được xã bàn giao cho 1 cái ao để nuôi trồng thủy sản.

Vì chính quyền vận động rất nhiều lần, hơn nữa để phục vụ lợi ích của nhân dân nên bà đã đồng ý đổi đất cho xã. Việc đổi đất này đã được chính quyền xã làm các thủ tục và báo cáo tỉnh để quy hoạch khu đất ruộng của bà làm khu vui chơi giải trí. Hiện nay, khu đất ruộng của bà đã được tỉnh quy hoạch làm khu vui chơi giải trí.

Sau khi đổi đất, bà đã tiến hành nuôi cá và các loại gia súc, gia cầm trên diện tích này. Đồng thời, để tiện cho việc chăn nuôi, bà đã dựng một cái lều để trông coi cá đồng thời bán thêm kẹo bánh, hàng hóa và trông xe cho một số học sinh trong xã. Cuộc sống của hai bà cháu cũng vơi bớt khó khăn.

Tuy nhiên, ngày 2/6/2019, trong khi bà Vân không có nhà, chính quyền xã Hồng Tiến bất ngờ dẫn người xuống phá dỡ lều lán của gia đình bà, thu giữ toàn bộ tài sản mà không hề có thông báo, quyết định cưỡng chế phá dỡ gửi trước. Do cưỡng chế nên gà, vịt, lợn… trong khu đất của bà cũng chạy đi mất.

Toàn bộ tài sản khác của gia đình bà bị thu giữ sau đó cũng không được chính quyền có thông báo bằng văn bản để bà đến nhận. Đến nay, rất nhiều tài sản của gia đình bà không được bảo quản đúng cách đã hư hỏng tại sân UBND xã.

Theo bà Vân, việc cưỡng chế, phá dỡ này của UBND xã hoàn toàn không đúng các quy định của pháp luật. Trước khi cưỡng chế, bà không nhận được bất kỳ quyết định xử phạt hay cưỡng chế nào của UBND xã.

Phá dỡ nhưng không có quyết định cưỡng chế

Liên quan đến vụ việc vào, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Thế Công, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, xác nhận Vân là gia đình liệt sĩ, hiện đang nuôi cháu nhỏ. Bà Vân cũng không có nghề nghiệp gì. Việc xử lý tháo dỡ lều lán của gia đình bà Vân là thực hiện chỉ đạo của UBND huyện và tỉnh Hưng Yên về việc giải tỏa hành lang giao thông. Trước khi phá dỡ xã đã nhiều lần thông báo nhưng bà Vân không chấp hành.

Liên quan đến quy trình xử lý vi phạm của bà Vân, ông Công thừa nhận xã chỉ có biên bản khi ra giải tỏa tại khu đất nhưng bà Vân không có nhà. Đồng thời, trước đây cũng không hề lập biên bản về việc bà Vân dựng lều lán trên phần diện tích này. Xã cũng không hề có các quyết định cưỡng chế hay áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với bà Vân. Ông Công cho rằng, đây chỉ là giải tỏa lều lán chứ không phải xử lý việc xây dựng công trình kiên cố nên không có.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc xử lý lều lán của bà Vân trên đất hàng lang hay cả phần đất bà Vân đang quản lý? Ông Công cho rằng: “Chả có phần đất nào của bà đấy ở đây cả, bên ngoài là đất hành lang của Nhà nước còn phần ao là đất do UBND xã quản lý”.

Khi phóng viên đề cập đến việc đổi đất của chính quyền cho bà Vân, ông Công cho biết, do UBND xã trước đây làm sai nên bây giờ ông đang đề nghị HĐND xã hủy bỏ các giấy tờ trước đó đã ký, hiện nay đang đợi nghị quyết của HĐND xã.

Liên quan đến việc bà Vân cho rằng, một số lợn, gà, chó… đã bị mất khi khi chế, ông Công cho biết, không có việc đó. “Nếu mà có chó, vịt bọn anh cũng bắt về đây để nuôi, nếu bà ấy không đến lấy thì thịt, nói nhanh là như thế”, ông Công nói.

Ông Công cũng tiết lộ, trong quá trình xử lý vi phạm nếu làm đúng quy trình sẽ rất rườm rà. Trong quá trình giải tỏa, xã được huyện hướng dẫn, đối với các công trình là lều lán thì chỉ cần lập biên bản rồi giải tỏa. Việc xử lý theo quy định chỉ dành cho các công trình xây dựng kiên cố. Trên địa bàn xã mới chỉ có 2 trường hợp xây nhà kiên cố được xử lý theo đúng quy trình xử lý vi phạm.

“Nóng vội và sai trái”

Ông Hoàng Văn Mạnh, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Vân Ngoại, xã Hồng Tiến cho biết, ông từng 10 năm làm Bí thư Chi bộ thôn Vân Ngoại và mới xin nghỉ được ít hôm. Gia đình bà Vân là gia đình chính sách nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên đau ốm và nuôi cháu mồ côi. Trước đây, vì là gia đình liệt sĩ nên bà được chia mảnh đất ở chỗ đẹp để trồng lúa.

Xuất phát từ mong muốn để người dân có khu vui chơi giải trí, Chi bộ và chính quyền đã vận động, đề nghị bà Vân đổi cho xã lấy phần ao để nuôi trồng thủy sản. Xã sẽ lấy phần đất của bà Vân để làm khu vui chơi. Việc đổi đất này cũng xuất phát từ mong muốn của người dân và được người dân đồng lòng. Vì thực tế hiện nay dân ở thôn Vân Ngoại không có chỗ vui chơi.

Ông Mạnh cho biết, từ khi đổi đất đến nay, bà Vân vẫn giữ nguyên hiện trạng để nuôi trồng thủy sản theo đúng mục đích đổi đất. “Người ta có cái ruộng ở bờ xôi ruộng mật thì đổi cho thôn mất rồi. Giờ người ta đổi về đấy thực ra là chỉ nuôi con gà, con vịt, bán cái kẹo, cái bánh cho các cháu thôi, kết hợp trông xe chứ có làm gì vi phạm đến hành lang giao thông đâu”, ông Mạnh cho hay.

Nói về việc cưỡng chế của xã đối với gia đình bà Vân, ông Mạnh nhận định: “Việc làm đó là quá nóng vội và sai trái. Trước đây, họ chỉ cắm mấy cái cọc và đùn xe hàng ra hành lang giao thông, nếu nhắc nhở người ta người ta chấp hành ngay. Đằng này anh làm mỗi cái thông báo cho người ta 1 lần mà còn chưa thông báo kịp. Ngày Chủ nhật anh đi anh hót hết cả hàng hóa, xe máy, tài sản của người ta như thế thì vi phạm quá. Đường thông hè thoáng thì ai cũng muốn nhưng người ta đã làm gì ra đến đường đâu. Việc cưỡng chế vào tất cả khu đất nhà người ta đang sử dụng chứ có phải đất hành lang giao thông đâu”, ông Mạnh bức xúc.

Theo ông Mạnh, việc bà Vân có vi phạm hành lang giao thông đi chăng nữa thì thực ra là hoàn cảnh rất khó khăn, gia đình liệt sĩ lại nuôi cháu nghèo mồ côi. Hơn nữa, xung quanh đó hiện có nhiều hộ chưa bị xử lý gì về vi phạm hành lang giao thông.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng Cải chính

Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa nhận được Công văn số 828/TA-VP ngày 6/9/2024 của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về nội dung bài báo "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?". Dưới đây là nội dung công văn.
Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng Đường dây nóng

Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng

TTTĐ - Sử dụng tài liệu giả, Tổng Công ty Thăng Long - CTCP vừa bị loại khỏi một gói thầu trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.
Xem thêm