Tag

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục 26/03/2024 11:51
aa
TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Thí sinh có 9 ngày đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Những lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lý dành cho thí sinh

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi phiếu đăng ký dự thi chính xác. Thí sinh chịu trách nhiệm về thông tin đã khai.

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Mẫu phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Khi ghi phiếu đăng ký dự thi, thí sinh thực hiện theo hướng dẫn sau:

Mục SỞ GD&ĐT… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở giáo dục và đào tạo nào thì ghi tên sở giáo dục và đào tạo đó vào vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở giáo dục và đào tạo vào 2 ô trống tiếp theo. Mã sở giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Các thí sinh dự thi tại Điểm thi THPT Hoành Bồ, TP Hạ Long, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT

Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (sau đây gọi tắt là phiếu ĐKDT).

Mục 3:

a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh/thành phố), nếu sinh ở nước ngoài, thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam).

b) Dân tộc: Ghi đúng theo giấy khai sinh.

c) Quốc tịch nước ngoài thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.

Mục 4: Số căn cước công dân, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân và số hộ chiếu được viết chung là số căn cước công dân/chứng minh nhân dân tại mục này. Đối với căn cước công dân/ chứng minh nhân dân mẫu mới, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng; đối với chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, 3 ô đầu để trống.

Mục 5: Mã tỉnh/thành phố, mã huyện/quận và mã xã/phường, chỉ đối với các xã/phường thuộc khu vực 1 sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh/thành phố, mã huyện/quận, mã xã/phường nơi thí sinh có nơi thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải.

Thí sinh không có nơi thường trú tại xã khu vực 1 thì bỏ trống ô mã xã.

Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính vào các ô, thí sinh ghi rõ tên xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố vào dòng trống.

Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến nơi thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có nơi thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện/quận, tỉnh/thành phố của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của sở giáo dục và đào tạo; nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0; nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).

Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm thì ghi mã tỉnh/thành phố tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường THPT là 900.

Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh/thành phố tương ứng với tỉnh/thành phố theo nơi thường trú tại Việt Nam và mã trường THPT là 800.

Mục tên lớp: Ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang học (ví dụ 12A1, 12A2...). Đối với thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email. Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động của mình để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn bảo đảm bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ: Họ tên; số điện thoại; địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố. Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển.

Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học; cao đẳng ngành giáo dục mầm non thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Mục 11: Đối với thí sinh tự do phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự thi).

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại hội đồng thi nào thì ghi tên hội đồng thi và mã hội đồng thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vào vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp đăng ký dự thi tại trường đó. Các đối tượng khác nộp đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở giáo dục và đào tạo quy định.

Mục 14: Đối với thí sinh hiện là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT), phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b.

Đối với thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, tùy theo việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng, có thể chọn cả bài thi (tại điểm a) hoặc chỉ chọn một số môn thành phần (tại điểm b) cho phù hợp.

Thí sinh chỉ được đăng ký một bài thi tổ hợp (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội). Thí sinh tự do chỉ được đăng ký môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp.

Trường hợp thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT có những bài thi/môn thi (để xét công nhận tốt nghiệp THPT) năm trước đủ điều kiện bảo lưu, nếu muốn bảo lưu bài thi/môn thi nào thì phải ghi điểm bài thi/môn thi đó ở Mục 16. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể chọn thi bài thi/môn thi thành phần (đã đề nghị bảo lưu) để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Đối với thí sinh học theo chương trình giáo dục thường xuyên, có thể chọn bài thi ngoại ngữ nếu có nguyện vọng sử dụng môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng.

Cách chọn bài thi/môn thi thành phần: Thí sinh đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần nào thì đánh dấu (X) vào ô bài thi/môn thi thành phần tương ứng. Riêng đối với bài thi ngoại ngữ, thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau: N1 - Tiếng Anh; N2 - Tiếng Nga; N3 - Tiếng Pháp; N4 - Tiếng Trung Quốc; N5 - Tiếng Đức; N6 - Tiếng Nhật; N7 - Tiếng Hàn. Thí sinh chỉ được chọn các môn thi thành phần trong một bài thi tổ hợp.

Mục 15: Đối với thí sinh có nguyện vọng miễn thi môn ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với loại chứng chỉ có ghi điểm thi (điểm toàn bài thi), thí sinh phải ghi điểm vào ô “Điểm thi”.

Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những bài thi/môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu điểm của bài thi/môn thi nào thì ghi điểm bài thi/môn thi đó vào ô tương ứng.

Lưu ý: Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh được quyền bảo lưu kết quả của từng môn thi thành phần nếu đủ điều kiện. Để bảo lưu điểm toàn bài của bài thi tổ hợp nào, thí sinh phải ghi điểm của tất cả môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó.

Đối với những bài thi/môn thi được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi (bài thi hoặc môn thi thành phần) ở Mục 14 chỉ trong trường hợp có nguyện vọng sử dụng kết quả thi xét tuyển đại học, cao đẳng.

Mục 24, 25, 26, 27 trên phần mềm: Thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non phải điền các thông tin vào các mục này.

Đối với Mục 24, thí sinh phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng theo quy định và hướng dẫn tại Phụ lục XVII để hưởng ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm