Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích Hà Nội chủ động theo dõi sát báo động lũ trên các sông, hồ Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ trên sông Tích |
Các lực lượng của quận Nam Từ Liêm khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong đêm 7 sạng ráng 8/9 |
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội rạng sáng 8/9, điều động 400 cán bộ, chiến sĩ và 14 phương tiện chuyên dùng của lực lượng chủ lực phối hợp lực lượng tại chỗ giúp địa phương khắc phục hậu quả cây đổ tại 8 quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ giúp nhân dân thu hoạch hoa màu các vùng ngập úng; thăm hỏi, động viên các gia đình gặp nạn..
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương di dời 249 hộ dân với 690 nhân khẩu tại địa bàn có nguy cơ sạt lở, sập đổ nhà tạm tại các huyện: Ba Vì, Mê Linh, Sơn Tây, Mỹ Đức, Gia Lâm.
Lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương đã trợ giúp nhân dân chằng, buộc nhà cửa, di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Trên 3.000 dân quân tự vệ, dân quân thường trực tham gia giúp cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân khắc phục hậu quả.
Lực lượng vũ trang Thủ đô tham gia khắc phục sự cố mưa bão. Ảnh Hiền Phương |
Quận Nam Từ Liêm: Suốt đêm 7, rạng sáng 8-9, các lực lượng của quận Nam Từ Liêm đã tập trung khắc phục sự cố tại địa bàn các phường và tuyến đường, phố trên địa bàn.
1.148 người đã được huy động để khắc phục sự cố do bão số 3 gây ra trong đêm 7-9 và rạng sáng 8-9. Toàn bộ lực lượng phòng, chống bão làm việc xuyên đêm. Tính đến 5h ngày 8-9, trên địa bàn quận có 557 cây đổ và 121 cây gãy cành. UBND các phường đã chủ động phối hợp với đơn vị quản lý cây xanh di dời, đảm bảo an toàn.
Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Phùng Ngọc Sơn cho biết: Trong hôm nay, quận tiếp tục vận hành các trạm bơm để tiêu thoát nước cho các khu vực sản xuất nông nghiệp và khu dân cư bị ngập úng.
Quận Đống Đa đến 5h ngày 8-9, có 538 cây xanh gãy đổ; 14 sự cố về điện, cháy chập, hỏng tủ điện; 4 sự cố về chiếu sáng; 1 sự cố về viễn thông; 3 sự cố về cột đèn giao thông. Ngoài ra, 3 mái tôn, 14 ô tô, 1 biển báo giao thông hiệt hại, hư hỏng ; 1 sự cố mắc kẹt trong thang máy đã được khắc phục kịp thời. Các lực lượng đã và đang bố trí ứng trực, phối hợp xử lý nhanh sự cố, bảo đảm an toàn.
UBND quận cũng đã chỉ đạo các phường tổ chức di chuyển 110 hộ/367 nhân khẩu tại các nhà xuống cấp, nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.
Quận tiếp tục tổ chức trực 24h/24h; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời triển khai phương án phòng chống.
Báo động lũ cấp II trên Sông Tích Ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, căn cứ vào mực nước sông Tích tại trạm thuỷ văn Kim Quan hồi 6 giờ ngày 8/9 năm 2024 là 7,61 m (mực nước báo động II là 7,60m). Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội lệnh: Báo động II trên Sông Tích vào hồi 6 giờ 40 phút ngày 8/9/2024 tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có Lệnh báo động II. Theo thông tin từ Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Đồng bằng Trung du Bắc Bộ, từ hôm nay 8/9 đến ngày 10/9, trên sông Bùi, sông Tích xuất hiện một đợt lũ với biên độ từ 1,5-2,5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Bùi, sông Tích ở mức áo động II đến báo động III. Lũ lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông, thuộc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất,... |