Huy động quần chúng Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự
Tuổi trẻ CATP ra quân bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ bầu cử Bài 2: Những “pháo đài” trên mặt trận chống dịch và đảm bảo an ninh, trật tự |
về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Theo Trung tướng Lê Quốc Hùng, dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gắn với kiện toàn lực lượng, tinh gọn đầu mối, giảm chi ngân sách Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng |
Luật cũng điều chỉnh lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở từ vị trí, chức năng quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự mà pháp luật hiện hành đang quy định sang vị trí, chức năng là lực lượng tham gia hỗ trợ Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản về bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Luật kịp thời tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể nhiệm vụ, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Hiện trong toàn quốc có 89.045 Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của Luật Công an Nhân dân năm 2018.
Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về các nhiệm vụ mà lực lượng Công an xã bán chuyên trách được thực hiện khi tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cũng như thay đổi tên gọi của lực lượng này để phân biệt với tên gọi của các chức danh Công an xã chính quy và bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng này. Do đó, cần thiết phải sớm khắc phục vướng mắc, bất cập này.
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp;
Sắp xếp, kiện toàn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng thành một lực lượng chung và được bố trí ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương theo mô hình Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Các chức danh tổ trưởng, tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đồng thời là đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Luật tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách cũng như huy động được quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; Xây dựng được nền an ninh Nhân dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững an ninh, trật tự ngay từ địa bàn cơ sở là yêu cầu cần thiết; Qua đó, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.
Hiện nay, về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, bảo đảm điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều hình thức khác nhau và do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành đang quy định cho các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có tính chất tương đồng, chồng lấn. Do đó, sự cần thiết phải pháp điển hóa nhiệm vụ, hoạt động, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào 1 đạo luật chung để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về an ninh, trật tự.
Lực lượng dân phòng trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đón học sinh tiểu học tới trường ngày 6/4 |
Dự thảo Luật quy định về tổ chức lực lượng với 4 nhóm vấn đề đó là: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia vào Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; Làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản về bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã và giúp lực lượng Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT, PCCC&CHCN, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn cấp xã.
Dự thảo Luật quy định nhiệm vụ của lực lượng này bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là lực lượng tham gia hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, không trùng lặp với nhiệm vụ của Công an cấp xã và chính quyền cơ sở; Thống nhất thành 1 lực lượng chung với tên gọi là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và lực lượng này được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn cấp xã với các chức danh tổ trưởng, tổ phó và tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng chức danh tổ trưởng, tổ phó, tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự do HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở căn cứ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm ngân sách của từng địa phương. Việc điều chỉnh theo hướng này không làm tăng số lượng người tham gia hoạt động mà tiếp tục sử dụng lực lượng hiện có; không làm tăng chi ngân sách nhà nước.
Dự thảo Luật quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do chính quyền địa phương quản lý về tổ chức, hoạt động và lực lượng Công an chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
Về chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm cân đối trong tổng mức chi thực tế hiện nay của các địa phương đang thực hiện và không làm tăng chi ngân sách nhà nước khi Luật này được ban hành.