Huyện Mê Linh di dời người dân, tài sản đến nơi an toàn
Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 |
Theo báo cáo nhanh của huyện Mê Linh, trên địa bàn huyện, đến 6h, ngày 10/9, mực nước sông Hồng dâng khá nhanh. Tại trạm Thanh Điềm (xã Chu Phan), mực nước sông Hồng chỉ cách báo động 1 hơn 2m. Trước đó, thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động 2 tại sông Cà Lồ (xã Kim Hoa). Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện tại vẫn có mưa nhỏ, dự báo nước sông còn tiếp tục lên cao.
Nước sông Hồng dâng cao (ảnh chụp tại huyện Mê Linh sáng ngày 10/9) |
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, Nhà nước, đêm 9/9, đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cùng các phòng ban ngành trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với nước sông dâng nhanh. Đến 23h30 ngày 9/9, huyện đã hoàn thành công tác di dời người và tài sản tại các bãi sông, ven lạch sông đến nơi an toàn.
Lãnh đạo huyện Mê Linh tiếp tục chỉ đạo các địa phương chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, hậu cần sẵn sàng ứng phó di dời người dân tại các vùng trũng ngập nước, cô lập.
Bí thư Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm chỉ đạo ứng phó với lũ lụt vào đêm 9/9 |
Báo cáo của huyện Mê Linh cũng cho biết, dự báo đến trưa 10/9/2024, mực nước sông Hồng có thể lên báo động I, các sông Cà Lồ nước tiếp tục lên cao báo động 3 (trên +8,0m), kết hợp với diễn biến mưa to bất thường có thể gây ngập úng cục bộ các hộ dân đang sông ven sông, ven lạch, sạt lở đất ven sông, các sự cố đổ gãy cây, chập điện tại khu vực bãi sông, ven sông, tai nạn đuối nước…
Trước tình hình đó, huyện Mê Linh đề nghị các xã tăng cường kiểm tra, bám sát địa bàn, đẩy mạnh thông tin đầy đủ chính xác vè diễn biến thời tiết, mưa, lũ trên sông, công tác chỉ đạo của thành phố, huyện…để các dộ dân biết chủ động có phương án di dời người và tài sản đến các khu vực an toàn, nhà kiên cố.
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác di dời người dân, tài sản tại các xã ven sông |
Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường kiểm tra rà soát người dân còn ở bãi sông, kiên quyết di dời đến nơi an toàn như trụ sở UBND xã, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế…
Các xã chủ động chuẩn bị các phương tiện, nhân lực, vật tư, hậu cần sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ xảy ra. Đặc biệt huy động tối đa thuyền, thuyền máy, cano…sẵn sàng ứng trực tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu để hỗ trợ di dời người và tài sản của Nhân dân đến nơi an toàn.