Indonesia: Đề xuất giảm nghèo độc đáo của một Bộ trưởng
Ông Muhadjir Effendy, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia
Bài liên quan
Indonesia: Khẩu trang đắt hơn cả vàng
Tai nạn xe buýt kinh hoàng tại Indonesia: 24 người thiệt mạng, vẫn còn nhiều người mất tích
Dầu cọ - nguyên nhân gây cháy rừng ở quốc gia vạn đảo
Jakarta và Bangkok tiếp tục bị chìm dần
Đây là phát biểu của ông Muhadjir tại lễ khai mạc Hội nghị Công tác y tế quốc gia Indonesia được tổ chức tại thủ đô Jakarta vừa qua.
“Chuyện gì sẽ ra nếu người nghèo tìm kiếm những người nghèo khác để kết hôn? Sẽ có nhiều hộ nghèo hơn. Đây là một vấn đề ở Indonesia”, ông nói.
Theo số liệu của Chính phủ Indonesia, số hộ nghèo ở quốc gia này ước khoảng 5 triệu gia đình.
“Số hộ gia đình ở Indonesia là 57,1. Trong đó, 5 triệu hộ được xếp vào loại nghèo. Nếu cộng thêm số hộ cận nghèo thì có tới 15 triệu hộ như vậy”, Bộ trưởng Muhadjir nhấn mạnh.
Ông cho rằng nghèo cũng đồng nghĩa tăng nguy cơ bị bệnh tật, chẳng hạn như suy dinh dưỡng. Do đó, ông Muhadjir đề nghị Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Fachrul Razi ban hành một fatwa (sắc lệnh tôn giáo của đạo Hồi) yêu cầu người nghèo tìm kiếm người giàu để kết hôn và ngược lại.
Ngoài fatwa, ông Muhadjir cũng đề xuất một chương trình chứng nhận tiền hôn nhân. Theo đó, các cặp vợ chồng chưa ổn định về kinh tế nhưng muốn kết hôn phải nhận được một chứng chỉ nghề từ chương trình đào tạo do Tổng thống Joko Widodo đưa ra.
Ông Muhadjir nói rằng chương trình tiền hôn nhân như thế đã được một số quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia và Singapore thực hiện. Việc này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Indonesia cũng như giúp các cặp vợ chồng có kinh tế ổn định sau kết hôn.
Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (IMF), khoảng 115 triệu người Indonesia tương đương với 45% dân số nước này vẫn chưa đạt được thu nhập ổn định và điều kiện sống của tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, IMF cũng đề cập rằng Indonesia đã đạt được tiến bộ giảm nghèo trong 15 năm qua, đẩy tỷ lệ này xuống dưới 10% và tầng lớp trung lưu đã tăng từ 7% lên 20% dân số trong giai đoạn này.