Ít ngủ có thể khiến bệnh Covid-19 trở nên trầm trọng hơn
Sau khi hồi phục Covid-19 bệnh nhân có thể bị mất hoặc loạn khứu giác Nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré sau nhiễm Covid-19 Dịch bệnh Covid-19 và những di chứng lâu dài |
Họ đã tiến hành phân tích kết quả trả lời khảo sát liên quan đến giấc ngủ của hơn 46.000 người.
Những người này đã tham gia cuộc nghiên cứu dài hạn giai đoạn 2006 - 2010 do hãng Biobank của Anh thực hiện, và trong số này có 8.422 người gần đây có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Những người tham gia nghiên cứu đã trả lời các câu hỏi về thời lượng ngủ, tình trạng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày và đồng hồ sinh học của cơ thể.
Ảnh minh họa |
Dựa vào đây, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu mới trong đó đưa ra thang điểm đánh giá từ 0 đến 6. Ở những người mắc Covid-19 điểm số càng thấp thì có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn.
Điều này vẫn đúng ngay cả khi các nhà nghiên cứu xem xét các vấn đề được coi là yếu tố khiến bệnh nhân mắc Covid-19 chuyển biến nặng như ngưng thở khi ngủ, béo phì và hút thuốc.
Theo các tác giả của nghiên cứu, ngủ ít ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và quá trình đông máu. Cả hai đều là chìa khóa để cơ thể chống lại Covid-19. Do đó, theo dõi hành vi giấc ngủ có thể có tầm quan trọng trong việc xác định những người có nguy cơ gia tăng tử vong và nhập viện vì Covid-19.
Tính đến nay, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng trên179 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong đó có trên 3,8 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Brazil (84.847 ca), Ấn Độ (54.393 ca), và Argentina (21.387 ca). Tuy nhiên, số ca nhiễm mới tại Ấn Độ đang trên đà giảm nhờ tiến bộ của chương trình tiêm chủng. Trong khi đó tại Nga, sự lây lan của biến thể Delta đã khiến nước này ghi nhận ca tử vong cao kỷ lục. |