Tag

Khách hàng tố DeAura bán mỹ phẩm không nguồn gốc

Bạn đọc 16/05/2018 15:46
aa
TTTĐ - Thời gian qua, đường dây nóng báo Tuổi trẻ Thủ đô liên tục nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc xung quanh hoạt động của Công ty TNHH DeAura (mới đổi tên thành Công ty TNHH Venesa) có dấu hiệu mập mờ trong các thỏa thuận giao dịch với khách hàng cũng như sự nhập nhằng trong mối quan hệ giữa công ty trên và công ty tài chính, ngân hàng với rất đông người tiêu dùng.

Khách hàng tố DeAura bán mỹ phẩm không nguồn gốc

Chất lượng không như quảng cáo

Theo đơn khiếu nại của chị Nguyệt M. ở phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, ngày 2/10/2017, chị M. được mời tham gia gói trải nghiệm sản phẩm DeAura miễn phí tại cơ sở 68 Nguyễn Du (Hà Nội). Sau khi được trải nghiệm, nhân viên chăm sóc tại đây có tư vấn cho chị mua bộ sản phẩm với quảng cáo là sản phẩm được chiết xuất từ vàng, có tác dụng nhanh, không gây hại cho da. Sau đó, một nhân viên quản lý tư vấn cho chị M. mua sản phẩm. Sản phẩm có giá thành khá cao, 43 triệu đồng/bộ so với thu nhập của chị M.

“Ngay sau đó, nhân viên bộ phận bán hàng đã hướng dẫn tôi mua hàng bằng phương thức trả góp hàng tháng thông qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Họ nói rằng, trả tiền ngay thì công ty sẽ có một số ưu đãi nhất định, còn trả tiền ngay hay trả góp đều như nhau thì giá bán đều như nhau. Công ty đã không cho tôi thời gian suy nghĩ và cân nhắc khi mua một sản phẩm như vậy mà bán ngay và giao ngay tại chỗ. Sản phẩm công ty giao cho tôi có hóa đơn giá trị gia tăng đính kèm”, chị Nguyệt M. kể lại.

Cũng theo chị M, sau khi mua sản phẩm, chị sử dụng theo đúng hướng dẫn nhưng không thấy hiệu quả, việc điều trị này đã được ghi lại tại hệ thống của DeAura. Cụ thể, ngày 14/10/2017 (sau khi sử dụng sản phẩm 12 ngày), da mặt chị M. nổi mụn to, mụn viêm, tình trạng nổi mụn kéo dài đến 4 tháng… Đến ngày 27/4/2018, chị M. đã đi khám, bác sỹ có kết luận da chị M. tăng nám so với những lần khám trước…

Khách hàng tố DeAura bán mỹ phẩm không nguồn gốc
Nhiều chị em mang bộ mỹ phẩm DeAura đến trả và yêu cầu thanh lý hợp đồng

“Trước thông tin trên một số phương tiện truyền thông về việc DeAura bán sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, cùng với việc da mình có những biểu hiện không tốt như trên khiến tôi rất hoang mang lo lắng về việc mình đã dùng sản phẩm có chất lượng và hiệu quả kém, sợ rằng trong tương lai lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe”, chị M lo lắng nói.

Trở thành “con nợ” sau khi trải nghiệm

Nói về khoản mua sản phẩm trả góp, chị Nguyệt M. cho biết, hàng tháng, chị thường xuyên bị gọi điện nhắc nhở về gói nợ chăm sóc theo liệu trình được khuyến mại rất phiền phức.

“Khi tư vấn bán sản phẩm cho tôi, đại diện phía công ty DeAura đã tư vấn rằng: Công ty bán sản phẩm hỗ trợ theo hình thức trả góp hàng tháng, công ty ký hợp đồng hợp tác với VPBank, thanh toán trước gói sản phẩm. Nhưng trên thực tế, đây không phải hình thức trả góp thông thường mà là một chiêu trò trưng dụng vốn để bán sản phẩm của công ty DeAura thông qua việc ký hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng VPBank.

Khi ký hợp đồng với ngân hàng là ngay sau khi thực hiện liệu trình dùng thử của DeAura, lúc đó đã khá muộn và tôi không có nhiều thời gian để nghiên cứu các điều khoản của hợp đồng, đến khi thanh toán số tiền trả góp cho sản phẩm qua ngân hàng tôi mới tá hỏa khi phát hiện mình trở thành “con nợ” của VPBank. Ngày đến hạn thanh toán rơi vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thứ hai đã có nhân viên ngân hàng gọi điện đến “đòi tiền”, cùng lúc đó họ gọi điện cho những người bạn của tôi để nhờ “đòi nợ” giúp khiến tôi cảm thấy rất ức chế phiền phức vì những thông tin cá nhân của mình trở thành thông tin công cộng. Sau đó, khi tôi đã nộp tiền vẫn còn có người gọi lại với giọng rất khó chịu “đòi tiền” lần nữa. Cảm nhận của tôi như đang “vay lãi ngoài chợ đen”, không còn là hình thức mua hàng trả góp thông thường.

Sau khi tìm hiểu tôi được biết, thực tế có khoản tiền chênh lệch giữa giá trị còn lại hợp đồng của tôi với ngân hàng (tôi đã đóng tiền được 7 tháng, số tiền còn phải đóng là 30,3 triệu đồng) và số tiền còn lại theo truy vấn tin nhắn từ phía ngân hàng gửi cho tôi (31,96 triệu đồng). Liệu phải chăng đây chính là một khoản lãi của ngân hàng mà những người mua như chúng tôi phải trả mà không hề biết?”.

Ngày 12/5, chị Nguyệt M. đã làm đơn, đến trụ sở Công ty TNHH DeAura đóng tại số 1 Thái Hà để trả sản phẩm, thanh lý hợp đồng nhưng không được chấp nhận dù nhân viên giải quyết khiếu nại tên Hạnh đã đọc hồ sơ của chị M lưu tại công ty và biết liệu trình điều trị của chị không phù hợp với sản phẩm và da có tình trạng tăng nám…

Hàng chục khách hàng kéo đến trả bộ mỹ phẩm

Theo ghi nhận của PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, sáng 12/5 chị Nguyệt M. cùng hàng chục phụ nữ khác kéo đến Công ty DeAura (số 1, Thái Hà) yêu cầu trả bộ mỹ phẩm DeAura. Những người này cho biết, sau khi sử dụng sản phẩm thì da bị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mụn… Ngân hàng thì đòi tiền như xã hội đen. Họ muốn trả lại sản phẩm và thanh lý hợp đồng nhưng không được. Một số người do đi lại nhiều lần để trả sản phẩm và thanh lý hợp đồng không được nên đã bức xúc đôi co, to tiếng với các nhân viên ở đây.

Những khách hàng này cho biết, khách hàng các tỉnh khác cũng gặp phải tình trạng mua hàng chất lượng không đúng theo quảng cáo, không có thời gian suy nghĩ và cân nhắc khi mua hàng, gần như bị ép một cách rất chuyên nghiệp... Theo dõi trên mạng xã hội, nhiều người đã lập ra các nhóm để trao đổi thông tin giúp nhau trả sản phẩm cho công ty DeAura cũng như cảnh báo cho các chị em khác.

Nhiều người cũng băn khoăn đặt câu hỏi: Quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của VPBank tại sao lại dễ dàng như thế, không hề yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến tình trạng tài chính; vay tín chấp tiêu dùng cũng không đúng, vì không yêu cầu kê khai bảng lương hàng tháng; vay thế chấp bằng tài sản lại càng không đúng, vì không bị yêu cầu thế chấp tài sản. Vậy hợp đồng với VPBank liệu có đúng quy định của pháp luật?

Liên quan tới những thông tin trên, đại diện Công ty TNHH Venesa (tên cũ là DeAura) khẳng định: Bộ sản phẩm Deaura có giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi sản xuất và các hóa đơn, chứng từ khác chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam. Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, công ty đã thực hiện công bố chất lượng sản phẩm tại Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) theo quy định.

Trong quá trình bán hàng, tất cả các khách hàng được trực tiếp dùng thử sản phẩm DeAura, đánh giá về chất lượng trước khi quyết định mua. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện trên tinh thần tự nguyện giữa đơn vị kinh doanh và khách hàng, hoàn toàn minh bạch, rõ ràng… Nếu khách hàng sử dụng hình thức thanh toán bằng hỗ trợ tài chính của các tổ chức tín dụng thì đây là giao dịch riêng của khách hàng với tổ chức tín dụng và được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng...

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như phía doanh nghiệp, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra, sớm thông tin giải đáp những nghi ngại của người tiêu dùng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo Đường dây nóng

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo

TTTĐ - Mới đây, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã có Công văn số 24/TSTCDTW-TTCP, chuyển đơn của bà Trần Thị Hương đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xem xét, giải quyết, đồng thời đề nghị thông tin kết quả đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City Đường dây nóng

Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City.
Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh Đường dây nóng

Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có thông báo gửi tới Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của các công ty đang nợ thuế.
Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ” Đường dây nóng

Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ”

TTTĐ - Theo đơn tố cáo, để hợp thức làm 3 “bìa đỏ”, một số cán bộ xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, có dấu hiệu làm giả “Biên bản họp gia đình”; làm giả, khống chữ ký của cụ Côi và 6 con gái của cụ.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xem thêm