Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh
Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025 Quảng Ninh: Khai hội đền Cửa Ông xuân Ất tỵ 2025 |
Trong không khí linh thiêng, hào hùng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 30/3 năm Ất Tỵ (tức 27/7/2025 Dương lịch), tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng và Nhân dân xã Cẩm Văn long trọng tổ chức lê hội truyền thống, dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh; đồng thời kỷ niệm 30 năm đền Bia được xếp hạng Di tích Quốc gia (1995 - 2025).
![]() |
Cụm di tích Quốc gia đặc biệt Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là khu du lịch cấp tỉnh |
Lễ hội đền Bia hôm nay không chỉ là dịp để tri ân công đức của Thiền sư Tuệ Tĩnh, mà còn là cơ hội để lan tỏa những giá trị tốt đẹp của y học cổ truyền, của văn hóa truyền thống dân tộc đến với thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện sự trân trọng lịch sử, đạo lý "uống nước nhớ nguồn, tôn vinh y đức, phát huy nền y dược cổ truyền Việt Nam.
Cũng trong dịp này, cụm di tích Quốc gia đặc biệt đền Xưa - chùa Giám - đền Bia được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.
![]() |
Bí thư Huyện ủy Cẩm Giàng Ngô Quang Giáp đánh trống khai hội |
Đền Bia tọa lạc tại thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương - nơi thờ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và lưu giữ tấm bia khắc lời di nguyện thiêng liêng của Đức Thánh Nam Dược.
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (1330 - 1400). Ông sinh ra tại làng Xưa, thôn Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Ông mồ côi cha, mẹ lúc vừa mới lên 6 tuổi và được sư trụ trì chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám đón về nuôi dạy. Suốt cuộc đời tuổi thơ ông nương tựa chốn thiền môn. Đến năm 1351, ông thi đỗ Hoàng giáp nhưng khước từ việc quan trường.
![]() |
Cung tuyên văn tế Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh |
Với sự tận tụy của Tuệ Tĩnh, phong trào trồng thuốc nam ngày càng có uy tín và được truyền bá rộng rãi, nhiều gia đình tự trồng thuốc và tự chữa các bệnh đơn giản.
Năm 55 tuổi, khi sự nghiệp làm thuốc đang nở rộ, ông bị vua Trần xung vào đoàn đi sứ nhà Minh (Trung Quốc). Với tài năng, ông đã chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi (vợ vua Minh) và được vua Minh phong là Thái y - Thiền sư. Ông làm việc ở Viện Thái y đến năm 1400 và mất tại Giang Nam, Trung Quốc.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Cẩm Giàng đọc diễn văn khai mạc lễ hội |
Tuệ Tĩnh có cống hiến to lớn về lý luận và thực tiễn cho nền y dược dân tộc, sự nghiệp của ông không ngừng được kế thừa và phát huy. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là người kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông ở thế kỷ 17.
Đền Bia hôm nay không chỉ là nơi tưởng niệm và tôn vinh Thiền sư Tuệ Tĩnh mà còn là một di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần, giáo dục truyền thống và kết nối cộng đồng.
![]() |
Người dân được khám bệnh và tư vấn sức khỏe miễn phí tại lễ hội |
Năm 1995, di tích được xếp hạng cấp Quốc gia - ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học sâu sắc đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Năm 2005 với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Bộ Y tế phối hợp cùng với UBND tỉnh Hải Dương đã có một cuộc đại trùng tu, tôn tạo di tích đền Bia với quy mô lớn.
![]() |
Nhiều dược thảo được trồng trong vườn tại đền Bia |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật
