Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội
![]() |
Hanoi Gift Show 2017 là cầu nối để các nhà nhập khẩu nước ngoài, khách thương mại trong nước gặp gỡ, giao thương, đàm phán với các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hàng đầu của Hà Nội và Việt Nam tiến tới ký kết hợp đồng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Hội chợ có quy mô trên 650 gian hàng của hơn 250 doanh nghiệp cơ sở sản xuất trong nước và thế giới, dự kiến thu hút khoảng 12.000 khách tham quan, trong đó trên 600 nhà nhập khẩu nước ngoài.
Khách hàng tham quan, mua sắm tại Hội chợ
Trong khuôn khổ Hội chợ, Ban tổ chức trưng bày 7 nhóm sản phẩm, bao gồm: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trang trí gia đình; Sản phẩm đồ gỗ trong nhà và ngoài trời; Hàng gia dụng; Hàng vải, dệt gia dụng và thêu ren; Hàng quà tặng và đồ chơi; Hàng trang sức và phụ kiện cá nhân; Hàng của đồng bào dân tộc thiểu số...
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội, đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhấn mạnh: Thành phố Hà Nội tự hào là Thủ đô nghìn năm văn hiến, có nhiều nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ nhất trên thế giới. Với gần 1.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ trong đó có hàng trăm làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước, có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm, thậm trí hàng nghìn năm như gốm Bát Tràng, Lụa Hà Đông, Khảm trai Chuyên Mỹ, Mây tre đan Phú Vinh... Các làng nghề thủ công mỹ nghệ không chỉ mang lại giá trị kinh tế, là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo của Thủ đô Hà Nội mà còn tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động, với thu nhập bình quân đầu người đạt từ 35-50 triệu đồng/ người/ năm. Trong đó, có nhiều làng nghề có mức thu nhập cao từ 70-100 triệu đồng/người/năm.
Khách tham quan nghe đại diện doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm nhang sạch
Trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình hành động nhằm hỗ trợ và hướng tới phát triển bền vững các làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Năm 2016, giá trị xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nooih đạt gần 200triệu đô la Mỹ. Việc tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội hàng năm là thể hiện sự nỗ lực, cam kết của thành phố Hà Nội trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đêt doanh nghiệp, làng nghề phát triển.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Hội chợ cho biết thêm, với phương châm đề cao yếu tố chất lượng, không chạy theo số lượng. Năm nay, Ban Tổ chức Hội chợ tập trung lựa chọn hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu tham gia Hội chợ, hạn chế các cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ với mục đích bán lẻ sản phẩm. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng bố trí 6 khu vực dành cho các nhà nhập khẩu, khách thương mại đàm phán, giao dịch với các doanh nghiệp tham gia Hội chợ.
Việc đổi mới về quy mô, số lượng, chất lượng của Hội chợ và sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ, Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2017 hứa hẹn sẽ mang tới cho các doanh nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng như các nghệ nhân làng nghề những cơ hội đưa ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội và Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới nhiều hơn nữa.
Một số hình ảnh tại Hội chợ:
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cầu nối để nhiều du khách quốc tế biết đến di sản của Hà Nội

Vùng 5 Hải quân trưng bày ảnh “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”

Rộn ràng đêm nhạc chào mừng thành lập phường Sơn Tây

Kiều Vũ được Nguyễn Minh Tuấn "chọn mặt gửi vàng" kết màn show diễn

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản

Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại
