Khám chữa bệnh từ xa “xóa nhòa” các khoảng cách
Phát huy “lợi ích kép” trong đại dịch Covid-19
Ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 định hướng đến năm 2030. Trong đó, ngành y tế được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu với các hoạt động chính là phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám bệnh, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải cho cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. 100% các cơ sở y tế có khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, đây là nội hàm hết sức quan trọng.
Ngày 22/6/2020 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628, phê duyệt đề án khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025, mục tiêu là mọi người dân đều được quản lý tư vấn khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến xã từ bệnh viện tuyến trung ương.
Sau hơn một năm triển khai, hiệu quả của việc triển khai khám chữa bệnh từ xa đã được thấy rõ nét qua việc người dân được hỗ trợ dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở tuyến dưới. Các cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ chuyên môn định kỳ và đột xuất, cùng với các chuyên gia kinh nghiệm, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vừa đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa còn giúp người dân theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sỹ qua hình thức gọi điện, nhắn tin… Chương trình được nhận định rất cần thiết, trong bối cảnh xu thế chuyển đổi số đang phát triển mạnh, và lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân không nằm ngoài xu hướng đó. Điều này đặc biệt cần thiết ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Với sự trợ giúp của telehealth, nhiều bệnh nhân ở xa đã được các bác sĩ tuyến đầu hội chẩn và điều trị nhanh chóng, kịp thời, giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người bệnh. Việc triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa được thực hiện trên nền tảng công nghệ do tập đoàn Viettel phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao ý nghĩa của việc khám chữa bệnh từ xa, góp phần vào chuyển đổi số.
"Chúng ta vui mừng khi mỗi ngày có nhiều người khỏi bệnh, được chữa bệnh. Khám chữa bệnh từ xa, tư vấn khám chữa bệnh từ xa có tác dụng rất lớn là các cơ sở y tế tự tin điều trị kịp thời cho người bệnh ngay tại tuyến cơ sở và người bệnh cũng tự tin", Thủ tướng nói.
Vượt khoảng cách, kết nối miền xa
Thứ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện nay xu hướng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Ở Việt Nam cũng không bị chậm lại so với xu hướng và những bước tiến về công nghệ của thế giới. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, giải pháp để chuyển đổi số cho tất cả hệ thống từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, đơn vị trong các lĩnh vực cải cách hành chính đến cải cách dịch vụ công.
Bộ Y tế là một trong những bộ tiên phong công bố và thực hiện các dịch vụ công cấp độ 4, có những cổng thông tin giúp cho các đơn vị giảm bớt thủ tục hành chính, phiền hà, đem lại lợi ích rất lớn cho người dân trong thời gian vừa qua.
![]() |
Nhiều ca bệnh khó ở vùng sâu, vùng xa được kết nối thông qua hệ thống Telehealth hội chẩn với các y, bác sĩ tuyến Trung ương |
Vừa qua, tình hình dịch bệnh nhiều phức tạp, nhiều bệnh viện trên cả nước đã triển khai khám chữa bệnh từ xa hiệu quả đã góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hài lòng người dân.
Sự phủ sóng mạnh mẽ của hệ thống truyền tải dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp kết nối trực tiếp các bệnh viện tuyến đầu với các bệnh viện ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… giúp bệnh nhân trên cả nước được tiếp cận với điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc y tế tốt nhất.
Bác Nguyễn Thị Lợi (ở huyện Mê Linh, Hà Nội) cho biết: “Do thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh tôi không đến bệnh viện để thăm khám thường xuyên như trước. Tuy nhiên thông qua các buổi khám chữa bệnh trực tuyến, tôi vẫn được các bác sĩ hỗ trợ điều trị, tư vấn tình trạng sức khỏe.
Tôi cũng không cần di chuyển đến các vùng khác để khám bệnh, không tốn chi phí đi lại, rất phù hợp với các bệnh lý lây nhiễm, bệnh cần sơ cứu tại chỗ (đột quỵ, tim mạch…) hay người già khó khăn trong việc di chuyển. Đặc biệt, các trường hợp cần can thiệp tại chỗ sẽ được thực hiện tại bệnh viện với sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia tuyến trung ương hay nhiều đơn vị y tế trong cả nước...”.
* Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện
