Tag

Bác sĩ chữa cho bệnh nhân Covid-19 cách xa 12 nghìn cây số

Nhìn ra thế giới 31/05/2021 06:49
aa
TTTĐ - Anup Katyal, bác sĩ tại khoa chăm sóc đặc biệt ở bang Missouri, Mỹ, đáng lẽ phải được nghỉ ngơi sau ngày dài điều trị cho hàng trăm bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện. Tuy nhiên, mọi việc đã khác khi tai họa giáng xuống Ấn Độ, quê hương của Katyal.

Khám bệnh từ xa

Mỗi ngày kể từ đó, ông đều nhận được hàng loạt tin nhắn của ít nhất 20 người thân, bạn bè và các bác sĩ đồng nghiệp ở Ấn Độ tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thậm chí, trước khi đi ngủ, ông ấy còn tham gia họp trực tuyến trên Zoom giúp đỡ một gia đình ở New Delhi. Họ tìm tới ông, một bác sĩ cách họ hơn 12.000km vì những bác sĩ địa phương đã tắt điện thoại và đóng cửa phòng khám.

Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 trong thời gian vừa qua ở Ấn Độ đã tàn phá hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này. Hàng nghìn người đã tử vong mỗi ngày khi đang chờ đợi giường bệnh hoặc oxy y tế.

Ngay cả trước khi tình trạng của họ trở nên tồi tệ, nhiều bệnh nhân tại Ấn Độ cũng phải vật lộn để được chăm sóc y tế. Trong khi đó, các bệnh viện ở thành phố đã hoạt động hết công suất còn những bệnh viện ở nông thôn thì quá thô sơ, nghèo nàn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, nhiều thông tin sai lệch về các phương pháp chữa bệnh được lan truyền tràn lan khi nhiều người dân Ấn Độ cố gắng tìm cách tự bảo vệ mình.

Chính vì thế, cộng đồng bác sĩ Ấn Độ trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ, đang cố gắng lấp đầy khoảng trống này từ xa thông qua các kênh chính thức và không chính thức.

Bác sĩ Anup Katyal đang  tư vấn trực tuyến cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở Ấn Độ (Ảnh: The Washington Post)
Bác sĩ Anup Katyal đang tư vấn trực tuyến cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở Ấn Độ (Ảnh: The Washington Post)

Một số bác sĩ đã chia sẻ với các đồng nghiệp Ấn Độ những bài học kinh nghiệm của họ từ nước Mỹ xa xôi, nơi cũng đã trải qua sự gia tăng các ca nhiễm mới Covid-19 trong thời gian vừa qua. Những người khác gọi điện video cho bạn bè và người thân để kiểm tra tình trạng bệnh và hướng dẫn cách chăm sóc.

Những nỗ lực tập thể này có thể chưa tạo ra tác động gì lớn so với cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ đang xảy ra ở Ấn Độ. Trung bình, Ấn Độ ghi nhận khoảng 300.000 ca nhiễm và 4.000 người tử vong mỗi ngày. Tuy nhiên, hành động này đã giúp đỡ rất nhiều cho hàng nghìn gia đình đang tuyệt vọng cũng như cho chính các bác sĩ người Mỹ gốc Ấn - những người phải chống chọi với cảm giác bất lực khi chứng kiến thảm kịch diễn ra trên mảnh đất quê hương họ.

Thành viên mới của gia đình

Năm 1993, Anup Katyal đã đến Mỹ để làm bác sĩ nội trú sau khi hoàn thành bằng y khoa tại Ấn Độ. Hiện tại, ông là bác sĩ của khu chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Mercy Hospital bang Missouri và đôi khi vẫn điều trị cho bệnh nhân khắp nước Mỹ qua một chương trình chăm sóc ứng dụng công nghệ trực tuyến.

Vài tuần trở lại đây, bệnh viện nơi bác sĩ Katyal làm việc điều trị không đến 10 bệnh nhân SARS-CoV-2 mỗi ngày do tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ đã cơ bản được kiểm soát.

“Ở đây, chúng tôi có thời gian nghỉ ngơi nhưng thật không thể chịu nổi khi thấy những gì đang diễn ra ở Ấn Độ”, vị bác sĩ 54 tuổi kể.

Ông tình cờ thấy một bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo về nền tảng chữa bệnh từ xa miễn phí do Hiệp hội Bác sĩ Mỹ gốc Ấn tổ chức. Nền tảng này nhằm kết nối những bác sĩ tình nguyện quốc tế với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở trong nước.

Trong vài tuần, Katyal đã liên lạc với một gia đình mắc Covid-19 tại New Delhi qua nền tảng này. Ông ấy gọi cho họ sau khi kết thúc ca trực buổi đêm của mình.

Cơn ác mộng của gia đình anh Garg bắt đầu vào dịp đáng lẽ rất được mong đợi. Đó là sự ra đời của đứa con thứ hai của họ.

Bệnh viện đầu tiên từ chối tiếp nhận vì sản phụ chưa được xét nghiệm SARS-CoV-2. Bệnh viện thứ hai đã tiến hành test nhanh và cho kết quả âm tính nhưng người mẹ một lần nữa lại bị từ chối tiếp nhận.

Người chồng đã phải chở cô đi khắp New Delhi để tìm kiếm sự giúp đỡ, trong khi cô phải chịu những cơn đau đẻ. May mắn thay, cuối cùng người mẹ đã tìm được một bác sĩ giúp đỡ đẻ cho cô.

:  Đợt bùng phát dịch Covid-19 kinh hoàng đã đã tàn phá hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ (Ảnh: Getty)
Đợt bùng phát dịch Covid-19 kinh hoàng đã đã tàn phá hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ (Ảnh: Getty)

Ngày hôm sau, đứa con trai 4 tuổi và bố chồng cô, những người sống cùng căn hộ với chị cũng nhận được kết quả dương tính. Chồng và mẹ chồng cô cũng nhận được kết quả tương tự ngay sau đó.

Họ đã không thể bế đứa trẻ mới sinh mà chỉ có thể nhìn thấy bé qua màn hình điện thoại của một người họ hàng.

Việc tìm một bác sĩ để điều trị cho gia đình họ thực sự là một thách thức. Anh Garg đã liên hệ với một số người trên WhatsApp, nhưng tất cả đều kê một loại thuốc hỗn hợp cho cả gia đình mà không kiểm tra tình trạng của từng thành viên. Gia đình đã phải trả một khoản phí lớn để nhờ một nhân viên phòng thí nghiệm lấy mẫu máu xét nghiệm tại khu chung cư của họ. “Mọi nơi đều quá tải và rất khó để tìm một vị bác sĩ có kinh nghiệm”, anh Garg nói.

Trong những ngày đầu bị nhiễm bệnh, anh đã phụ thuộc vào những lời khuyên trái ngược nhau từ bạn bè và những người khác không phải là bác sĩ. Họ đã chia sẻ những mẹo từ chính họ khi chiến đấu với Covid-19. Anh đã rất hoang mang.

Bác sĩ Katyal không thể kê đơn thuốc cho gia đình Garg. Thay vào đó, ông hướng dẫn họ cách sử dụng steroid và các loại thuốc khác cũng như cách diễn giải các triệu chứng và kết quả xét nghiệm của họ.

Vào buổi thứ năm, anh Garg xuất hiện trên Zoom mà không có ống oxy trong mũi và tươi tỉnh sau một đêm ngon giấc. Vợ anh cảm thấy gần như bình thường trở lại kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện 2 tuần trước. Mẹ anh đã không sốt trong 4 ngày. Tuy nhiên, cha anh vẫn đang ở bệnh viện, không thể sử dụng Zoom. Bệnh tiểu đường và ca phẫu thuật tim trước đó khiến ông khó khăn hơn trong việc chống lại virus nhưng các xét nghiệm cho thấy tình trạng bệnh của ông đang tiến triển tích cực.

Giờ đây, gia đình Garg xem bác sĩ Katyal như một thành viên mới. “Hãy tưởng tượng khi bạn đến phòng khám và bác sĩ bước ra trong vài phút mà không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn... Bác sĩ Katyal thì khác. Ông ấy chú ý và dành thời gian cho bạn. Ông ấy có mặt bất cứ lúc nào”, anh Garg tâm sự.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của các nhân viên y tế. “Tất cả chúng ta nợ họ, không chỉ vì họ chăm sóc cho người bệnh mà bởi họ đã đánh đổi cả mạng sống của mình để thực hiện nhiệm vụ”, ông nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, hình ảnh đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế tận tụy ngày đêm túc trực, hết lòng cứu chữa người bệnh, không quản nguy nan trong thực hiện nhiệm vụ điều trị, cách ly, phòng, chống nguy cơ lây dịch Covid-19 đã làm biết bao người xúc động.

Mối liên hệ giữa đại dịch và môi trường tự nhiên Mối liên hệ giữa đại dịch và môi trường tự nhiên

TTTĐ - Đại dịch Covid-19 lan rộng tiếp tục tàn phá cuộc sống của mọi người dân. Trong năm qua, cuộc sống của người dân ...

Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động

TTTĐ - Vào thời điểm cha mẹ đưa cậu bé đến bệnh viện, Pablo (11 tuổi) hầu như không ăn uống gì. Các bác sĩ ...

Đảo quốc Malta đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng Đảo quốc Malta đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng

TTTĐ - Malta đã tiêm phòng ít nhất một mũi vắc-xin ngừa Covid-19 cho 70% dân số trưởng thành, và trở thành quốc gia đầu ...

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm