Khám phá văn hóa Khmer Nam Bộ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
![]() |
Chương trình do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long; Ban Dân tộc TP Hà Nội; Nhà hát Cải Lương Việt Nam; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Câu lạc bộ My Hanoi và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức.
![]() |
Chương trình với nhiều hoạt động như: Tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng: Lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, cũng như Lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam Bộ cùng mang chung nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đó với ngày lễ Sen Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, là một trong những lễ lớn trong năm Sen Dolta dịch ra có nghĩa là “cúng ông bà”.
Lễ dâng y Kathina: Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời Lễ dâng y Kathina cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.
Không gian điểm nhấn văn hóa đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”: Trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng. Tái hiện không gian điểm nhấn tại khu vực bãi cỏ chùa Khmer, trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông, Xa za van…
Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Đồng thời, trang trí tiểu cảnh thuyền hoa bên cạnh chiếc cầu khỉ tạo không gian chụp hình cho du khách cũng như gợi nhớ về miền Tây. Giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn" bị phá hoại

Ứng dụng AI gắn với đạo đức nghề nghiệp và lợi ích xã hội

Quảng Ninh: Chuẩn bị kỹ lưỡng sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật

Có rạp, nhà hát công lập vẫn đến nhà hát tư để diễn, vì sao?

Hà Nội tăng cường quản lý di tích lịch sử, văn hóa

Làn gió mới từ denim trong dòng thời trang công sở hiện đại

Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới

Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương
