Khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng đô thị văn minh
Khơi dậy sức mạnh nội lực của Nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh Ngày cao điểm "Chiến sĩ tình nguyện vì văn minh đô thị năm 2022" |
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị |
Dự thảo hướng dẫn nội dung, quy trình lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng đô thị văn minh nhằm khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng đô thị văn minh; Nâng cao trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng đô thị văn minh và tổ chức đánh giá, công nhận kết quả xây dựng đô thị văn minh tại các địa phương. Đồng thời, thể hiện sự đồng thuận của người dân và nâng cao chất lượng xây dựng đô thị văn minh đảm bảo tính hiệu quả, bền vững.
Đáng chú ý, dự thảo đề xuất, với tỷ lệ lấy ý kiến đối với đề nghị phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, phải đạt ít nhất 70% số hộ gia đình của các tổ dân phố (khu dân cư). Đối với đề nghị quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đề nghị đạt chuẩn đô thị văn minh, tỷ lệ phải được thực hiện ít nhất 60% số hộ gia đình của quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh; Lấy ý kiến tất cả các địa bàn phường, thị trấn trực thuộc thị xã, thành phố.
Ông Đinh Hạnh, Chủ nhiệm hội đồng tư vấn kinh tế phát biểu tại hội nghị |
Bên cạnh việc cần thiết phải có văn bản hướng dẫn riêng về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận Thur đô văn minh thì cũng cần phải có văn bản hướng dẫn nội dung, quá trình lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng đô thị văn minh. Ông Đinh Hạnh, Chủ nhiệm hội đồng tư vấn kinh tế - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đề xuất nên lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân theo các nhóm khác nhau, như: Lao động, công nhân, thương nhân; Công nhân, viên chức Nhà nước; Trí thức sống trên địa bàn TP Hà Nội; Người nước ngoài sống trên địa bàn TP…
Việc lấy ý kiến của người dân phải đảm bảo tính công khai, dân chủ và đề xuất tăng tỷ lệ phần trăm lấy phiếu ý kiến hộ gia đình, có tham khảo ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri; Đồng thời, đề nghị nên tính toán chỉ tiêu về hộ nghèo; Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân và khiếu kiện đông người; việc xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố…trong các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Sỹ Trường cảm ơn các ý kiến sâu sát thực tế của đại biểu.
Đồng chí Nguyễn Sỹ Trường khẳng định việc Mặt trận tham gia xây dựng đô thị văn minh nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân và kết quả xây dựng đô thị văn minh cũng nhằm phục vụ đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm, sâu sát của hệ thống Mặt trận thì ý kiến người dân mới có thể đến được với các cấp chính quyền.