Tag

Khẳng định vai trò hiệp thương của Mặt trận các cấp với các tổ chức thành viên

Xã hội 13/05/2019 19:34
aa
TTTĐ - Chiều 13/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Khẳng định vai trò hiệp thương của Mặt trận các cấp với các tổ chức thành viên

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị.

Bài liên quan

Rà soát tính phù hợp, chặt chẽ trong cắt giảm thủ tục hải quan chuyên ngành

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc

Củng cố niềm tin của nhân dân từ những hoạt động thiết thực

Lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin

Bố trí cán bộ phải thực chất, đúng người, đúng việc

Một mùa Phật đản an vui

Gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa nơi cố đô Huế

Không để bị động trước những tình huống phát sinh

Không để đánh mất niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt

Mong muốn đồng bào Công giáo có nhiều hoạt động thiết thực hướng tới Đại hội MTTQVN

Tham dự Hội nghị có các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Phùng Khánh Tài cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 là một nội dung rất quan trọng, chính vì vậy, việc tổ chức lấy ý kiến dân chủ, rộng rãi, công khai trong các tổ chức thành viên; các Hội đồng tư vấn; các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, đại biểu dân tộc, tôn giáo; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam sẽ góp phần giúp Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hoàn thiện văn kiện để trình đại hội vào ngày 19/9/2019.

Tại Hội nghị, đã có 14 ý kiến cụ thể, xác thực, bám sát vào tình hình thực tế của đại biểu tham dự nhằm góp phần hoàn thiện báo cáo chính trị trình trước Đại hội.

Đề cập đến việc đánh giá các giai cấp, bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, dự thảo văn kiện mới đánh giá các giai cấp mạnh về số lượng, nhưng chất lượng thế nào thì chưa thấy nêu.

“Ví dụ đội ngũ công nhân thì phải chỉ rõ giai cấp công nhân Việt Nam mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào. Cái yếu nhất của giai cấp công nhân là vai trò lãnh đạo của giai cấp và trình độ năng lực. Phải đánh giá hiện nay có một bộ phận đạo đức xuống cấp, một bộ phận vẫn lười học, lười phấn đấu”, bà Nguyễn Thị Doan nói.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Hội nghị.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Hội nghị.

Vì thế, trong góp ý về phần mục tiêu của văn kiện, bà Nguyễn Thị Doan cho rằng: cần phải xác định lại mục tiêu đổi mới toàn diện theo các nghị quyết của Trung ương về văn hóa, kinh tế và giáo dục.

Trích dẫn Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII và Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện giáo dục, bà Nguyễn Thị Doan cho biết: “Các nghị quyết có ý rất rõ rằng: Phát triển kinh tế phải dựa vào kinh tế tri thức và kinh tế xanh. Tuy nhiên, từ đó tới nay việc triển khai kinh tế tri thức là rất yếu, chưa có biện pháp đủ mạnh… Chính vì vậy kinh tế tri thức là phải tăng cường học tập, học suốt đời, học hàng ngày để dung nạp tri thức, bồi đắp tri thức, đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Không học tập thì luôn luôn tụt hậu”.

Đồng tình với việc thực hiện phát huy dân chủ ở cơ sở của MTTQ các cấp trong thời gian qua, bà Nguyễn Thị Doan cho rằng, MTTQ đã có nhiều đổi mới và có nhiều hoạt động sâu sát trong thực hiện quy chế cơ chế dân chủ ở cơ sở, giám sát phản biện xã hội và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Doan cũng cho biết, thực tế hiện nay, ở một số nơi việc thực hiện giám sát chưa hiệu quả, những nơi có điểm nóng vẫn chưa được phát hiện, việc tiếp xúc cử tri ở một số địa phương vẫn tiếp xúc theo kiểu dân chủ đại diện, có những điểm nóng nhân dân tự phát bùng phát lên mà các cấp ở địa phương không kịp thời nắm bắt và bị động với tình trạng đó, vai trò giám sát phản biện của Mặt trận chưa thực sự được phát huy,…

“Tôi đề nghị bổ sung thêm từ chưa toàn diện đối với việc triển khai giám sát, phản biện ở một số nơi, từ nguyên nhân này nên mới có tình trạng ở những địa phương chưa phát hiện kịp thời những nơi gian dối, giả tạo hồ sơ... để có tham mưu với cấp ủy, chính quyền xử lý kịp thời những vấn đề đó”, bà Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến này, Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ, Kim hoàn, Đá quý Việt Nam đã đề xuất cần tăng thêm vai trò phản biện xã hội cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Vấn đề cải các thủ tục hành chính cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội về thực hiện thủ tục hành chính ở các bộ ngành, địa phương.

Góp ý dự thảo báo cáo chính trị ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng đại đoàn kết toàn toàn tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam là động lực là nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính vì vậy báo cáo chính trị cần khẳng định rõ trong 5 năm qua khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

Theo ông Hữu Thỉnh, tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần nhấn mạnh về vai trò của MTTQ Việt Nam trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân đặc biệt là truyền thống yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

Một trong những vấn đề mà Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật trăn trở chính là việc đưa Nghị quyết 33 NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước vào cuộc sống.

"Chúng ta không chỉ xây dựng kinh tế - xã hội cần quan tâm xây dựng con người, chú trọng đến văn hóa, đạo đức xã hội." ông Hữu Thỉnh đề nghị.

Ông Hữu Thỉnh cũng khẳng định, dự thảo cần khẳng định các cuộc vận động phong trào thi đua yêu nước triển khai trọng tâm trọng điểm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua lao động sáng tọa của nhân dân và chung sức của cộng đồng tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội xây dựng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, phát huy những mỹ tục mới của dân tộc.

Tại hội nghị các ý kiến đại biểu cũng mong muốn trong nhiệm kỳ tới MTTQ Việt Nam tiếp tục kế thừa và phát triển 5 chương trình hành động đã và đang triển khai theo hướng xác định rõ hơn về mục tiêu, bổ sung những nội dung, giải pháp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Mỗi chương trình đều có các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp cơ bản để thực hiện.

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến.
Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến.

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, chương trình 3 của MTTQ Việt Nam cần làm rõ hơn những nội dung giám sát, phản biện xã hội. Để phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội hiệu quả, cần có những chương trình giám sát độc lập của Mặt trận. Đặc biệt phải có cơ chế, nguồn lực để chủ động trong sử dụng chuyên gia, Hội đồng tư vấn trong triển khai các chương trình giám sát.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bí thư Trung ương Đoàn cho rằng trong nhiệm kỳ tới Mặt trận cần đưa ra giải pháp ứng dụng CNTT để đánh giá sự hài lòng của người dân, những phản ứng tức thời của người dân đối với những vấn đề nổi cộm ở cơ sở.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định đây là những ý kiến quan trọng, tâm huyết giúp cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam hoàn thiện báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, đại biểu tham dự đã đồng tình cao với chủ đề, tiêu đề của đại hội và vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung trong báo cáo chính trị đã khái quát được những vấn đề cụ thể, đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và xuất phát từ những vấn đề thực tế trong triển khai nhiệm vụ.

“Báo cáo chính trị đã thể hiện rõ vai trò là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện và là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với nhân dân của Mặt trận thông qua việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh kịp thời ý kiến nhân dân tới Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành liên quan”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tiếp thu ý kiến của các đại biểu.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tiếp thu ý kiến của các đại biểu.

Khẳng định sức mạnh của Mặt trận các cấp là phối hợp hiệp thương với các tổ chức thành viên trong triển khai hiệu quả các chương trình giám sát, các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, thời gian tới, Mặt trận các cấp cần tập trung vào việc phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo hướng dân biết, dân làm, dân kiểm tra nhằm đảm bảo nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Bên cạnh đó việc nắm bắt tình hình nhân dân cần kịp thời hơn, đầy đủ hơn, chân thực hơn và có chính kiến trong những vấn đề nóng phát sinh trên địa bàn, từ đó đảm bảo việc thực hiện giám sát quyền lực và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách tại mỗi địa phương.

Đến nay cả nước đã hoàn thành Đại hội cấp xã; cấp huyện có 302/712 huyện (đạt 42,41%) tổ chức đại hội, 11 tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đó là: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, TP Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Giang, Hậu Giang, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Yên, Tiền Giang, Trà Vinh. Tiến độ tổ chức Đại hội đang được khẩn trương thực hiện; về cơ bản, công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội các cấp được tiến hành bảo đảm hướng dẫn của Trung ương.

Ngày 10/5/2019, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng là đơn vị cấp tỉnh đầu tiên tổ chức Đại hội. Hiện có 14 tỉnh đã được Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam duyệt kế hoạch tổ chức Đại hội.

Đọc thêm

Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội Muôn mặt cuộc sống

Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công an phối hợp cùng UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nêu cao nhận thức của cộng đồng; phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt Muôn mặt cuộc sống

Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt

TTTĐ - Cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Đề án số 06 của Chính phủ, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm việc thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đối với 3 bãi đỗ xe máy, 4 bãi đỗ xe ô tô tại phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng Muôn mặt cuộc sống

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; nội dung, mức chi hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã Muôn mặt cuộc sống

Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn thành phố.
Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID Muôn mặt cuộc sống

Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - Ngày 1/7, các đơn vị Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID.
Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân BHXH & Đời sống

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

TTTĐ - Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tích tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tòa án Nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 23.827 vụ việc, giải quyết 14.695 vụ việc.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng BHXH & Đời sống

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm