Tag

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm

Giáo dục 14/03/2025 13:29
aa
TTTĐ - Ða dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm, sử dụng di lịch sử, di sản văn hóa trong dạy học là định hướng của Bộ Giáo dục và Ðào tạo nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Thời gian qua, nhiều trường học tại Hà Nội đã khéo léo đưa giáo dục lịch sử vào trường học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Thầy, trò quận Ba Đình quyết tâm xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo viên, học sinh huyện Thanh Oai giao lưu viết chữ đẹp Hà Nội triển khai cuộc thi sáng kiến bảo đảm trật tự trường học

Giờ học sống động và thú vị

Đến với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam những ngày này, không khó để bắt gặp giữa hàng nghìn du khách, có rất nhiều du khách “nhí” với đồng phục học sinh đến tham quan và trải nghiệm rất nhiều hoạt động.

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm
Học sinh lớp 2A8, trường Tiểu học Văn Yên đi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tọa lạc tại Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Bảo tàng sở hữu không gian rộng lớn với diện tích hàng chục ngàn mét vuông, chia thành nhiều khu vực trưng bày theo từng giai đoạn lịch sử. Bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia.

Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động trưng bày và các video mô tả 3D mapping về những trận đánh lớn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến các chiến dịch bảo vệ Tổ quốc.

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm
Các bạn nhỏ hào hứng, thích thú khi được tham quan bảo tàng, tìm hiểu về lịch sử

Hòa vào dòng học sinh đi thăm quan, trải nghiệm ở bảo tàng, các em học sinh lớp 2A8, trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội vô cùng hào hứng và thích thú. Ở đó, các em như được quay ngược dòng thời gian, trở về với các giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc, từ buổi đầu dựng nước, giữ nước; trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Em Đào Anh Tú phấn khởi chia sẻ: “Em vô cùng hứng thú khi được chiêm ngưỡng những hiện vật gắn liền với các chiến công oanh liệt của bộ đội ta như xe tăng T-54 số hiệu 843, máy bay MIG-21 hay các loại vũ khí tự chế mà ông cha ta đã sử dụng trong các trận đánh lịch sử. Tất cả đã tái hiện một phần lịch sử đấu tranh giành độc lập, chủ quyền đầy hào hùng của dân tộc”.

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm
Các em học sinh được xem nhiều hiện vật quý, phản ánh lịch sử hào hùng của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Hào hứng với những hiện vật phong phú, âm thanh, ánh sáng chân thực cùng sự độc đáo của các không gian trưng bày, em Hoàng Bách như được thỏa sức tìm hiểu từng giai đoạn lịch sử. Bách chia sẻ, thông qua buổi trải nghiệm, em thấy yêu thích lịch sử và vô cùng tự hào về thế hệ cha ông.

Còn nhóm học sinh lớp 8A3, trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội lại đặc biệt ấn tượng với cách trưng bày và bố trí khoa học, sử dụng công nghệ hiện đại của bảo tàng. Em Đặng Phương Thái chia sẻ nhờ đó mà các hiện vật hiện lên “sống động và thú vị” hơn rất nhiều.

Lần đầu tiên được đến một bảo tàng lịch sử, học sinh Gia Bách - trường THCS Giảng Võ xúc động: “Chỉ qua trang sách, con khó có thể mường tượng được hết về sự khốc liệt của chiến tranh. Khi tận mắt nhìn thấy những vết tích còn lại, những mô hình chiến trường được tái hiện, con mới thực sự thấm thía những gian khổ, mất mát của cha ông”.

Trân trọng quá khứ để dựng xây tương lai

Giáo dục tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng của trường Tiểu học Văn Yên nhằm góp phần xây dựng thế hệ học sinh có đủ đức, tài, trở thành công dân có ích cho xã hội. Hoạt động trải nghiệm thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhằm cụ thể hóa mục tiêu đó, theo định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm
Nhà giáo Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên mong muốn các em học sinh sẽ trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước, từ đó yêu quý hiện tại và nuôi dưỡng khát vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn

Chia sẻ về mục đích tổ chức buổi trải nghiệm, nhà giáo Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên cho rằng: "Đến tham quan bảo tàng, tận mắt chứng kiến hiện vật, lắng nghe lời thuyết minh và xem những tư liệu chân thực, những bài học lịch sử đối với các em sẽ trở nên sống động hơn rất nhiều.

Tôi cũng bày tỏ mong muốn các em học sinh sẽ trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước, từ đó yêu quý hiện tại và nuôi dưỡng khát vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”.

Không chỉ có trường Tiểu học Văn Yên hay THCS Giảng Võ, những năm qua, các hoạt động trải nghiệm tại di sản văn hóa được trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tích cực triển khai.

Năm học nào học sinh các khối lớp cũng được tham quan, học tập chuyên đề tại các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa như: Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày; Hoàng thành Thăng Long; Tòa nhà Quốc hội và Bảo tàng Khảo cổ học Việt Nam…

Với mô hình câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Giờ học lịch sử”, đến nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức hàng trăm buổi học với hàng nghìn học sinh tham gia, trong đó có cả học sinh Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Ðến các bảo tàng khu vực Hà Nội, học sinh còn được trải nghiệm làm đồ gốm, chơi các trò chơi dân gian (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam); đánh máy chữ, in báo Việt Nam Ðộc lập, in tranh cổ động (Bảo tàng Hồ Chí Minh)...

Khi bảo tàng trở thành trường học trải nghiệm
Giáo dục lịch sử bồi đắp cho học sinh lòng tự hào dân tộc

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương với quy mô giáo dục và số lượng học sinh lớn nhất cả nước (hơn 2.900 trường học với 2,3 triệu học sinh), nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho học sinh được ngành Giáo dục và cả hệ thống chính trị thành phố quan tâm. Trên địa bàn TP Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng có giá trị, là nguồn tài nguyên giáo dục quý báu trong công tác giáo dục học sinh.

Từ đó, nhằm thực hiện Chương trình 06/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”, nâng cao hiệu quả giáo dục di sản cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các đơn vị, địa phương đã có thỏa thuận hợp tác giáo dục di sản cho học sinh.

Nội dung thỏa thuận hợp tác giữa các bên nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử của Thăng Long - Hà Nội gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích, bảo tàng… Ngành Giáo dục Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường trên địa bàn thành phố tổ chức giáo dục di sản văn hóa tại khu di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phương ít nhất 1 lần/năm học.

Lê Thị Thu Nết

Đọc thêm

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai

TTTĐ - Ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, TP Hồ Chí Minh vắng hơn 500 thí sinh, có 2 thí sinh đi trễ do bị hư xe.
Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường Giáo dục

Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường

TTTĐ - Kết thúc môn thi cuối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bày tỏ sự phấn khởi khi được lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc Giáo dục

Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc

TTTĐ - Sáng 27/6, gần 100.000 sĩ tử TP Hồ Chí Minh tiếp tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Hôm nay, các em thi môn tự chọn với nhiều cảm xúc khác nhau.
Kĩ năng tính toán lên ngôi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí Giáo dục

Kĩ năng tính toán lên ngôi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

TTTĐ - Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, môn Địa lí, thí sinh không được mang theo Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi; đồng thời đề thi cũng không chứa câu hỏi trực tiếp yêu cầu sử dụng Atlat.
Xem thêm