Tag

Khi du lịch Sa Pa… thôi lặng lẽ

Văn hóa 28/05/2021 21:40
aa
TTTĐ - Đối với những người gắn bó với Sa Pa, cáp treo Fansipan là một “cú hích” ngoạn mục khiến ngành du lịch của thị trấn trong sương khởi sắc.
Hé lộ rừng hoa đào tại Sa Pa gây sốt trên mạng xã hội Lên Sa Pa ngắm mai anh đào Nhật Bản đẹp tựa chốn Phù Tang Hấp lực Sa Pa Anh đào Nhật Bản đang nở rộ tại Sa Pa

Thị trấn “ngủ quên” trong sương

Theo chị Lý Thị Thu một khách du lịch tại Hà Nội, vào những năm đầu thập niên 2000, Sa Pa vẫn là một thị trấn nhỏ xíu, lặng lẽ và vắng vẻ đúng như trong áng văn của nhà văn Nguyễn Thành Long đã mô tả từ hàng chục năm trước đó. Du khách chỉ tìm đến đây để nghỉ ngơi, khám phá bản làng rồi về. Việc leo núi chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương chỉ dành cho ai dai sức, chẳng bệnh tật gì, vì đường đi quá hiểm trở, thời tiết thì khắc nghiệt.

Sa Pa lặng lẽ
Sa Pa lặng lẽ

Sa Pa khi đó, giống như một nàng công chúa, miệt mài giấc ngủ kéo dài nhiều năm trong sương mờ, không biết đến bao giờ được đánh thức.

Ông Phạm Cao Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa nheo mày khi nhớ lại giai đoạn “lặng lẽ” đó: “Vào những năm 1996, có mỗi tôi làm du lịch. Khách cũng chủ yếu là người nước ngoài. Họ đến, hoặc vì dấu tích của những khu nghỉ dưỡng người Pháp từ trăm năm trước, hoặc đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã cũng như đời sống các dân tộc địa phương”.

Vùng đất giàu bản sắc nhưng thiếu trải nghiệm
Vùng đất giàu bản sắc nhưng thiếu trải nghiệm

Phải đến năm 1999, Châu Long 1 với 24 phòng ra đời, thị trấn trên đỉnh Tây Bắc mới biết tới khái niệm khách sạn lưu trú đúng nghĩa. Thế nhưng, theo ông Vỹ, lúc này, mức chi tiêu của khách Tây rất khiêm tốn khi du lịch vẫn theo phương thức có gì dùng đấy: Xuống bản thì ngủ tại nhà dân, ăn gà rừng, thịt lợn rừng và rau củ. Về giao thông, đó cũng là giai đoạn những hướng dẫn viên F1 như ông Vỹ phải ‘vật vã’ dẫn khách vì toàn phải cuốc bộ, leo núi; ngày nào cũng phải đi tới hàng chục cây số.

Tình hình không có nhiều biến chuyển tới tận đầu những năm 2010. Theo bà Trần Thị Thanh, trưởng bộ phận kinh doanh của thương hiệu Sa Pa Green (Công ty CP Thương Mại Hùng Dũng), du lịch Sa Pa khi ấy vẫn gặp khó vì số lượng khách sạn, nhà hàng quá ít, các dịch vụ không đủ cung cấp cho khách nên xảy ra tình trạng quá tải và đắt đỏ. Điều này dẫn đến việc các dịch vụ du lịch tự phát bắt đầu nở rộ không kiểm soát. “Sa Pa có thời gian như một đại công trường, từng ngóc ngách bị xới tung, đâu đâu cũng có dự án đang xây dựng”, đại diện Sa Pa Green nhớ lại.

Việc tìm ra giải pháp đánh thức nàng công chúa ngủ quên khi ấy luôn là vấn đề đau đầu với những người làm du lịch. Theo số liệu thống kê, năm 2013, lượng khách du lịch tới Sa Pa vẫn chỉ đạt mức 720.000 lượt/năm. Con số này “nhích” thêm không đáng kể vào một năm sau đó với 826.000 lượt. Bài toán giữ chân khách lâu hơn, khiến họ chi tiêu nhiều hơn rơi vào thế khó, khi ngành du lịch Sa Pa thiếu vắng cả sản phẩm độc đáo lẫn trải nghiệm.

Khi Sa Pa thôi lặng lẽ

Bàn về “nút thắt trầm kha” của ngành công nghiệp không khói Sa Pa, ông Phạm Cao Vỹ thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Tư duy giá rẻ và bình dân không đồng nghĩa với việc khách nào cũng thích.

Khách sạn Châu Long
Khách sạn Châu Long

“Năm 1999, chúng tôi bắt tay vào xây dựng khách sạn Châu Long 1 cũng là khách sạn đầu tiên tại Sa Pa với giá thuê 50USD/đêm. Lúc đó, có nhiều người nói tại sao lại để giá phòng cao như vậy. Nhưng trước đó, tôi đã đi sang Pháp, một khách sạn ở đó thiếu thốn đủ thứ cũng có mức giá tương tương. Vậy tại sao khách sạn của mình đẹp, đầy đủ mọi thứ lại độc đáo mà không thể? Tư duy giá rẻ không hẳn khách du lịch đã thích”, ông Vỹ nhấn mạnh.

Thay đổi làm du lịch từ tư duy cũng là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp tại Sa Pa. Sau Châu Long 1, lần lượt Châu Long 2, Sa Pa Green, Sa Pa House tiếp tục xuất hiện.

Có lẽ, cột mốc đánh dấu một thời kỳ mới của du lịch Sa Pa bắt đầu vào năm 2016, khi khu du lịch (KDL) Sun World Fansipan Legend do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng đi vào hoạt động. Hàng triệu du khách đã có thể chinh phục nóc nhà Đông Dương một cách thuận tiện và dễ dàng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, khách du lịch tới Sa Pa cán mốc 1,2 triệu lượt và tiếp tục duy trì đà tăng trường ấn tượng ở mức trên 20%/năm.

Khu du lịch Sun World Fansipan Legend
Khu du lịch Sun World Fansipan Legend

Không chỉ góp phần giúp du lịch Sa Pa thăng hạng trên bản đồ du lịch Việt với lượng du khách tăng cao hàng năm - Sun World Fansipan Legend còn được quốc tế vinh danh với những giải thưởng danh giá như “Điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu thế giới” (2019, 2020) và “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới”(2020) do “Oscar của ngành du lịch thế giới”- World Travel Awards (WTA) trao tặng.

Bà Trần Thị Thanh, trưởng bộ phận kinh doanh của thương hiệu Sa Pa Green cho rằng: “Đối với một địa phương, sản phẩm du lịch độc đáo mang tính chất quyết định để xem vùng đó phát triển du lịch như thế nào. Tổ hợp du lịch của Sun Group bao gồm cáp treo Fansipan, hệ thống nhà hàng, khách sạn là một sản phẩm du lịch nổi tiếng có chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế”, bà Thanh nhấn mạnh.

Khách sạn Sa Pa Green
Khách sạn Sa Pa Green

Sự xuất hiện của Sun World Fansipan Legend có thể được xem như một cú hích của du lịch Sa Pa, và cú hích đó cũng đồng thời tạo đà để các doanh nghiệp địa phương cùng bứt phá. Sa Pa Green nằm ngay bên hông khách sạn Hotel De la Coupole MGallery đã liên tục tiếp nhận dòng khách chất lượng cao, lưu trú dài và có mức chi tiêu lớn hơn.

Cũng theo bà Thanh: Du lịch đi vào bài bản đồng nghĩa với sự đào thải của các mô hình chưa đáp ứng được kỳ vọng. Sau năm 2016, khi nhiều khách sạn có chất lượng ra đời đạt chuẩn 4-5 sao thì các nhà nghỉ tự phát đã bị đào thải hàng loạt. Một số điểm đến thiếu sự đầu tư cũng rơi vào tình trạng suy giảm lượng khách rõ rệt. Áp lực chuyên nghiệp hóa khiến cho tất cả các doanh nghiệp buộc phải tìm cách tự làm mới mình.

Đánh giá trên tư cách Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa, ông Phạm Cao Vỹ khẳng định: Ngành công nghiệp xanh của địa phương này đã “lột xác và khởi sắc” chỉ sau 5 năm khi cáp treo Fansipan ra đời. Từ cú hích này, Sa Pa thực sự trở thành điểm đến của đời người, điểm đến của thế giới.

Fansipan - hơn cả một giấc mơ Fansipan - hơn cả một giấc mơ

TTTĐ - Fansipan giờ đây đã vươn mình trở thành “viên ngọc quý” của du lịch Việt Nam khi lần lượt chinh phục những giải ...

Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi

TTTĐ - Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, những ngọn núi cao và linh thiêng luôn được các bậc cao tăng lựa chọn ...

Sun World Fansipan Legend kỷ niệm 5 năm ngày vận hành tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan Sun World Fansipan Legend kỷ niệm 5 năm ngày vận hành tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan

TTTĐ - Sáng 21/4, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm khánh thành tuyến cáp treo Fansipan và khu du ...

Tri ân người dân Tây Bắc, Sun World Fansipan Legend giảm vé cáp treo còn 200.000 đồng Tri ân người dân Tây Bắc, Sun World Fansipan Legend giảm vé cáp treo còn 200.000 đồng

TTTĐ - Hàng loạt dịch vụ du lịch đang đồng loạt giảm giá tới 70%, Lào Cai, với điểm nhấn là Sa Pa, chắc chắn ...

Đọc thêm

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa (CNVH) ở Thủ đô không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của thành phố, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút du khách.
Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Theo Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực có vị trí phù hợp quy hoạch. Đây là một điểm mới được gửi gắm nhiều kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô. Vì vậy, không chỉ chính quyền thành phố (TP) mà đông đảo người dân, doanh nghiệp đều đang mong đợi những quy định đặc thù của Luật Thủ đô sẽ sớm được hiện thực hoá.
Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Văn hóa

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Khu thương mại, văn hóa là một không gian với các hoạt động văn hóa, thương mại được gắn kết để làm động lực phát triển công nghiệp văn hóa. Tại Hà Nội, hiện có nhiều không gian có tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hóa như khu vực phố cổ Hà Nội, khu ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã… Nếu hình thành khu phát triển thương mại và văn hoá sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô ngày càng tăng trưởng.
Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo Văn hóa

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đặt ra những cơ chế, chính sách để xây dựng những khu vực không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là một phần của quá trình đô thị hóa mà còn mang lại cơ hội lớn cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo của thành phố.
Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII Văn hóa

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

TTTĐ - Chiều 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa Văn hóa

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Liên quan đến dự thảo Nghị quyết này, nhiều người dân Thủ đô đồng tình với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, từ đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao đời sống Nhân dân...
Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân Nghệ thuật

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân Thủ đô tại các tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh” Văn hóa

Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội vừa ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Đón nhận sự kiện trên, các chuyên gia văn hóa, người dân Thủ đô đều cho rằng, đây là cơ sở pháp lý, cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội “cất cánh”.
Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng Văn hóa

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

TTTĐ - Lễ hội Tiên La năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/4 (tức ngày 10 - 14/3 năm Ất Tỵ). Hiện nay, công tác chuẩn bị của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã hoàn tất, sẵn sàng để lễ khai hội diễn trang trọng và hấp dẫn Nhân dân, du khách.
Xem thêm