Khoảng 10% dân số thế giới không có nước sạch
Một phụ nữ Sudan cố gắng đổ đầy chai nước được giữ bởi cậu bé ở bang Bắc Darfur (Ảnh: CNN)
Bài liên quan
Niềm vui “Nước sạch học đường” trước thềm năm mới tại huyện Bình Đại, Bến Tre
Bài 3: Đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại
Hà Nội: Nâng tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 100%
Quỹ Vì cuộc sống tươi đẹp tiếp tục bàn giao công trình nước sạch tại Tiền Giang
Thành phố kiên trì với mục tiêu cấp nước sạch cho mọi người dân
Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam có Chủ tịch mới
Tài nguyên nước toàn cầu phân bố không đồng đều. Mức độ sử dụng nước ngọt bình quân mỗi người vẫn ở mức tấp. Đến năm 2025, 2 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước sạch trầm trọng. Tức là, cứ 4 người trên trái đất thì có một người không có nước sạch để sử dụng.
Đến năm 2050, toàn cầu sẽ sử dụng nước sạch tăng 20 - 30% với khoảng 4.600km3 hiện tại, tương ứng hơn 2 tỷ bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Điều đó càng làm căng thẳng thêm nguồn lực thiết yếu này.
Cư dân khu ổ chuột Ấn Độ lấy nước sạch từ xe chở ở Durga Nagar |
Theo Hội đồng nước thế giới, tỷ lệ khai thác nước ngọt đã tăng gấp sáu lần trong thập kỷ do quá trình công nghiệp hóa, thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
Dựa trên báo cáo của Liên hợp quốc năm 2019, việc sử dụng nước sạch đã tăng trên toàn thế giới thêm khoảng 1% mỗi năm kể từ những năm 1980. Nhu cầu gia tăng chủ yếu ở các nền kinh tế đang phát triển.
Dữ liệu do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc biên soạn cho thấy châu Âu và châu Mỹ có nguồn nước tái tạo nhiều nhất tính theo đầu người, trong khi châu Á và châu Phi có ít nhất.
Với dân số đô thị ở châu Á dự kiến sẽ tăng 60% từ nay đến năm 2025, sự căng thẳng về tài nguyên nước càng tăng lên cùng với sự biến đổi khí hậu. Được mệnh danh là lục địa chịu áp lực nước nhiều nhất trên thế giới, châu Á là nơi cư trú của 65% dân số toàn cầu nhưng chỉ có 47% lượng nước ngọt trung bình trên toàn thế giới.
Trẻ em ở Bắc Kenya đào một cái hố trên lòng sông để lấy nước |
Sự phát triển đã làm thay đổi mạnh mẽ châu Á. Lấy Jakarta làm ví dụ. Dân số thủ đô Indonesia đã tăng gấp đôi từ 4,5 triệu vào năm 1970 lên hơn 10 triệu vào năm 2016. Tuy nhiên, nhu cầu về nước đã tăng ít nhất 40 triệu mét khối (khoảng 17%) trong giai đoạn đó. Việc tiếp cận với nước sạch đã bị xâm phạm thêm bởi quản lý nước và vệ sinh kém. Chỉ 1,9% dân số của thành phố được bao phủ bởi một mạng lưới nước thải, với hầu hết cư dân sống dựa vào các cơ sở tại chỗ hoặc đơn giản là đổ chất thải xuống sông.
Tại thị trấn Delwara của Ấn Độ, mùa hè rất nóng, có mưa nhỏ. Những điều kiện khô cằn này làm căng thẳng nguồn cung cấp nước ít ỏi chỉ bằng một nửa trong số 7.000 thị trấn. Nguồn nước chính của thị trấn là hồ Palera, nơi dễ bị hạn hán.
Một người đàn ông đi trên mặt hồ khô cằn ở ngoại ô Chennai, Ấn Độ |
Lượng mưa không đủ và tình trạng khai thác nước ngầm quá mức trước đây đã khiến hầu hết thị trấn ở Ấn Độ có rất ít nước. Tình trạng này buộc mọi người phải di chuyển quãng đường xa hơn để lấy nước sạch, là nguyên nhân khiến phụ nữ và trẻ em có ít thời gian đi làm, đi học.
Sau ba mùa hè nắng nóng và rất ít mưa, cộng đồng người dân thị trấn Delwara của Ấn Độ đã chung tay cải thiện hệ thống cấp nước vào năm 2004. Hồ Palera đã được đào sâu để cải thiện khả năng giữ nước, các kênh cấp nước cũng được sửa chữa và duy trì để cải thiện khả năng tiếp cận. Sau đó, người dân định kỳ cùng sửa chữa, duy trì cơ sở hạ tầng nước sạch và không bị thiếu nước kể từ đó.
Hội đồng nước thế giới khuyến cáo mọi người đừng lãng phí và sử dụng nước hiệu quả hơn trong cuộc sống hằng ngày:
• Tắt vòi khi không sử dụng
• Rút ngắn thời gian tắm
• Sử dụng nhà vệ sinh có lưu lượng nước thấp
• Tưới cây trồng bằng tay, không nên dùng vòi phun trực tiếp