Tag

Khơi nguồn cảm hứng và sự tự tin từ các tác giả không chuyên

Văn học 19/05/2022 14:00
aa
TTTĐ - Là một hoạt động bên lề của cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại ENEOS & Mogu “Đóa hoa đồng thoại”, các workshop “Bút kể ta nghe” đã giúp cho rất nhiều thí sinh cũng như những người yêu thích việc sáng tác có cơ hội được giao lưu, học hỏi và phát triển tiềm năng của mình.
Giao lưu với tác giả và dịch giả cuốn sách "Trái tim mù lòa"

Cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại ENEOS & Mogu “Đóa hoa đồng thoại” bắt nguồn từ Cuộc thi viết truyện đồng thoại của Nhật Bản do ENEOS tổ chức. Đến Việt Nam từ năm 2018, “Đóa hoa đồng thoại” đến nay đã tổ chức đến lần thứ 5 và dần tạo được dấu ấn của mình, thu hút đông đảo các thí sinh ở mọi lứa tuổi trên toàn quốc.

Các thí sinh hào hứng với những buổi workshop có tên “Bút kể ta nghe”
Các thí sinh hào hứng với những buổi workshop có tên “Bút kể ta nghe”

Ngay từ năm đầu tổ chức, Ban Tổ chức cuộc thi nhận thấy có rất nhiều người quan tâm và yêu thích việc sáng tác nhưng lại không đủ tự tin, không biết phải bắt đầu như thế nào. Chính vì vậy mà những buổi workshop có tên “Bút kể ta nghe” đã được tổ chức miễn phí, không giới hạn độ tuổi tham gia tại Hà Nội.

Workshop tổ chức với hình thức giao lưu, chia sẻ, hướng dẫn và luyện tập sáng tác cùng các khách mời là nhà văn, nhà giáo dục của Việt Nam như nhà văn Lê Phương Liên, nhà báo Hoàng Anh Tú, nhà báo Trần Gia Bảo... các tác giả nổi tiếng của Nhật Bản như Gomi Taro, Hideko Nagano và Shinju Mariko. Từ đây, các tài năng cùng những tác phẩm đặc sắc đã được phát hiện và đóng góp lớn cho chất lượng bài thi của cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại”.

Khơi nguồn cảm hứng và sự tự tin từ các tác giả không chuyên

Bắt đầu từ năm 2020, cùng với sự lan tỏa rộng rãi của cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại”, các workshop “Bút kể ta nghe” không chỉ được tổ chức tại Hà Nội mà đã tới với các tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt chú trọng vào các trường học - nơi những tài năng trẻ cần được chăm sóc và truyền cảm hứng. Đây là cơ hội để các em học sinh lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm viết, đồng thời định hướng mong muốn của bản thân khi đến với việc sáng tác.

“Bút kể ta nghe” đã thực hiện các buổi giao lưu tại Phú Thọ, Nghệ An, Đà Lạt (Lâm Đồng), TP HCM trong năm 2020 - 2021. Năm 2022 này, hành trình của “Bút kể ta nghe” được nối dài với 5 buổi giao lưu được tổ chức trong tháng 3 và tháng 4, cụ thể: Trường THCS Mỹ Hưng (Nam Định) ngày 5/3; Trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế) ngày 12/3; Trường liên cấp Skyline Đà Nẵng ngày 14/3; Trường THCS Hoa Lư (TP HCM) ngày 23/3; Trường Hội nhập Quốc tế iSchool (Quy Nhơn) ngày 1/4.

Cuộc thi viết truyện đồng thoại ENEOS & Mogu “Đoá hoa đồng thoại” lần thứ 5 – năm 2022 đã khởi động vào đầu tháng 02/2022 và sẽ kết thúc nhận bài vào 31/5/2022.
Cuộc thi viết truyện đồng thoại ENEOS & Mogu “Đoá hoa đồng thoại” lần thứ 5 - năm 2022 đã khởi động vào đầu tháng 2/2022 và sẽ kết thúc nhận bài vào 31/5/2022.

Cách chia sẻ, hướng dẫn đa dạng, mới mẻ của các diễn giả và sự hào hứng học hỏi từ các bạn học sinh đã khiến không khí của các buổi “Bút kể ta nghe” luôn sôi nổi. Không những vậy, các bạn học sinh còn được học hỏi, được truyền cảm hứng từ cả những người bạn cùng tham gia, sáng tác nên những tác phẩm xuất sắc và đạt giải trong chính cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại”. Các diễn giả tham gia cũng đều chia sẻ rằng mình đã học được rất nhiều từ các em học sinh về góc nhìn và cách triển khai tác phẩm.

"Tư duy truy tìm sự thật" giúp bạn hoàn thiện bản thân
Giúp trẻ giải trí và tiếp thu kiến thức mới với hộp quà Giúp trẻ giải trí và tiếp thu kiến thức mới với hộp quà "Hè rộn ràng"
Đi hội với những cuốn sách… thay đổi cuộc đời Đi hội với những cuốn sách… thay đổi cuộc đời

Đọc thêm

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội” Văn học

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

TTTĐ - “Từ Việt Bắc về Hà Nội” là tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của PGS.TS, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Tác phẩm khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu Văn học

Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu

TTTĐ - Bài thơ "Chuyện tình mùa hội sen" của Nguyễn Hồng Vinh mở đầu bằng một bức tranh sặc sỡ của Lễ hội hoa Sen tại Hà Nội. Người đọc được dẫn vào một không gian đầy màu sắc và hương thơm của hoa sen, cùng với sự hội tụ của nam thanh, nữ tú từ khắp nơi, tạo nên một bầu không khí rộn ràng và tươi mới.
Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi” Văn học

Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi”

TTTĐ - "Mẹ sống cùng tôi" là tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc kể về cuộc sống của hai mẹ con bà Kang Soon Hee trong nhà trọ Yeon Hwa do chính bà làm chủ. Cuốn sách ra mắt độc giả Việt Nam đúng dịp Ngày của Mẹ (12/5). Bởi vậy, nó càng trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta đọc trong dịp này, như một lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến những người mẹ.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” Văn học

Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”

TTTĐ - “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Cuốn sách được NXB Trẻ gửi đến bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ Văn học

Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.
Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” Văn học

Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”

TTTĐ - Thông qua hàng trăm bức ảnh được sưu tầm và lựa chọn công phu, chân thực, cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận chiến nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ XX.
Xem thêm