Tag

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Tin tức 14/05/2025 10:13
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Sáng 14/5, thảo luận tại hội trường, bày tỏ cơ bản thống nhất với phạm vi, nội dung trong tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) góp ý vào quyền chất vấn của đại biểu HĐND và đồng tình với các đại biểu đã phát biểu trước về nội dung này.

Theo đại biểu, cần cân nhắc kỹ việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân (TAND, VKSND) vẫn được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh và khu vực tại địa phương.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân kiến nghị giữ nguyên chủ thể này được chất vấn như trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại khoản 5 Điều 33.

Đồng thời, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm đối tượng chất vấn là cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện pháp luật tại địa phương và đối tượng được đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn tại khoản 2, Điều 115 của Hiến pháp.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, trước hết, đại biểu HĐND được chất vấn đối với các cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện pháp luật tại địa phương sẽ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và thực thi công vụ trên địa bàn được tốt hơn, nhất là trong điều kiện các cơ quan như VKSND, TAND hay cơ quan thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách xã hội đều được tổ chức ở cấp tỉnh hoặc khu vực…

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương)

Trong khi đó, việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan này liên quan trực tiếp đến thực thi pháp luật, đến các giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh do cấp trên giao.

Cùng với đó, cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng phân công, phân cấp, phân quyền ngày càng mạnh cho các địa phương và Bộ, ngành Trung ương, trong đó có các cơ quan ngành dọc của Trung ương tại địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân nhấn mạnh, việc mở rộng đối tượng chất vấn sẽ giúp cho đại biểu dân cử nói riêng và cơ quan nhà nước cấp trên nói chung tăng cường giám sát, kiểm soát tốt việc thực hiện quyền lực Nhà nước.

Ngoài ra, thông qua chất vấn của đại biểu HĐND làm rõ trách nhiệm, giải pháp của UBND, các cơ quan Nhà nước có liên quan trong thực thi pháp luật và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu cho rằng, với cơ chế chất vấn này sẽ giúp cho việc giám sát việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước được hiệu quả.

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn)

Cũng góp ý về vấn đề này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho biết, việc bỏ thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND có thể đem lại một số ưu điểm như tờ trình.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng chất vấn là một công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước đại biểu dân cử và Nhân dân.

"Nếu cho rằng việc chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án và Viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp thì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao", ông Nghĩa nói.

Bên cạnh đó, chất vấn của đại biểu HĐND không nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tập trung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật của Chánh án và Viện trưởng. Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp.

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này thì mô hình tổ chức của TAND và Viện KSND có 3 cấp: Tối cao, cấp tỉnh và khu vực.

Như vậy, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án và Viện trưởng cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.

Đọc thêm

Thực hiện sắp xếp với tinh thần "thần tốc" nhưng vô cùng thận trọng Tin tức

Thực hiện sắp xếp với tinh thần "thần tốc" nhưng vô cùng thận trọng

TTTĐ - Quá trình sắp xếp đang ở giai đoạn "nước rút" nhưng được thực hiện với tinh thần "thần tốc" song lại vô cùng thận trọng, kỹ lưỡng, bài bản, khoa học và chặt chẽ, đảm bảo đi bước nào chắc chắn bước đó.
Tích cực chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 Tin tức

Tích cực chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Sáng 11/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2025) của thành phố chủ trì cuộc họp của Ban Tổ chức.
Bảo đảm chuyển giao suôn sẻ, thống nhất trong cả nước Tin tức

Bảo đảm chuyển giao suôn sẻ, thống nhất trong cả nước

TTTĐ - Cùng với việc nhập các tỉnh, chúng ta thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo hết sức tập trung, nhất quán, bảo đảm sự chuyển giao suôn sẻ, thống nhất trong cả nước.
Công bố bộ máy lãnh đạo mới cấp tỉnh, xã vào cuối tháng 6 Tin tức

Công bố bộ máy lãnh đạo mới cấp tỉnh, xã vào cuối tháng 6

TTTĐ - Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cung cấp tại phiên thảo luận tổ sáng nay (11/6) về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Kiên trì, sáng tạo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân Tin tức

Kiên trì, sáng tạo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

TTTĐ - Nhất quán, kiên trì và sáng tạo trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, hệ thống chính trị các cấp TP Hà Nội đã đồng bộ triển khai các giải pháp, bảo đảm cho dân chủ trở thành một phần không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của Thủ đô.
Trình phương án sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh Tin tức

Trình phương án sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh

TTTĐ - Sáng 11/6, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Quốc hội "chốt" việc sáp nhập tỉnh vào ngày mai (12/6) Tin tức

Quốc hội "chốt" việc sáp nhập tỉnh vào ngày mai (12/6)

TTTĐ - Quốc hội sẽ thông qua sớm hơn các Nghị quyết về sáp nhập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Nhân dân đồng hành trong kiến tạo tương lai đất nước Tin tức

Nhân dân đồng hành trong kiến tạo tương lai đất nước

TTTĐ - Báo cáo của Chính phủ cho thấy có trên 280 triệu lượt ý kiến với 99,75 % ý kiến tán thành sau một tháng lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là con số ấn tượng, thể hiện đúng ý Đảng, lòng dân cũng như trách nhiệm và sự đồng hành của Nhân dân trong kiến tạo tương lai đất nước.
Quốc hội khoá XV bắt đầu họp đợt 2 kỳ họp thứ 9: Xem xét nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Quốc hội khoá XV bắt đầu họp đợt 2 kỳ họp thứ 9: Xem xét nhiều nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng nay (11/6), Quốc hội khoá XV tiếp tục tiến hành đợt 2 kỳ họp thứ 9. Trong đợt 2, Quốc hội sẽ tập trung thông qua 34 luật, 21 nghị quyết, sửa đổi Hiến pháp 2013, đề án sáp nhập đơn vị hành chính và nhiều nội dung quan trọng khác.
Đẩy mạnh tuyên truyền 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa có Hướng dẫn số 13 HD/BTGDVTU tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Xem thêm